Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Thư viện viên hạng I

10/08/2022
485
Views

Xin chào luật sư. Tôi hiện đang làm giáo viên cho một trường dân lập. Nay tôi muốn chuyển sang làm viên chức thư viện. Vậy cho hỏi nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Thư viện viên hạng I là gì? Việc xếp lương đối với thư viện viên như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Viên chức thư viên, thủ thư, thư viện viên là những từ ngữ để chỉ những người làm việc trong các thư viện. Tuy nhiên quy định cụ thể về các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thư viện còn khá mới mẻ và không phải ai cũng biết. Vậy pháp luật quy định như thế nào về viên chức thư viện? Các chức danh nghề nghiệp đối với thư viện viên là gì? Cách xếp lương đối với thư viện viên các hạng ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Thư viện viên hạng I“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật viên chức 2010
  • Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL

Quy định về viên chức chuyên ngành thư viện

Thư viện viên là ai?

Thư viện viên là một chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện. Viên chức chuyên ngành thư viện là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm chuyên ngành thư viên, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL thì viên chức chuyên ngành thư viện gồm 4 chức danh tương ứng với mã số nghề nghiệp sau:

1. Thư viện viên hạng I               Mã số: V.10.02.30

2. Thư viện viên hạng II              Mã số: V.10.02.05

3. Thư viện viên hạng III             Mã số: V.10.02.06

4. Thư viện viên hạng IV            Mã số: V.10.02.07

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện

Để được tuyền dụng làm thư viên viên thì người ứng tuyển cần đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định tùy thuộc vào vị trí công việc. Tuy nhiên đầu tiên, thư viên viên cần đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp gồm các tiêu chí sau:

1. Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của mọi tầng lớp nhân dân theo quy định của pháp luật. Có ý thức cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thư viện.

4. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Thư viện viên hạng I

Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng Thư viện viên hạng I
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng Thư viện viên hạng I

Nhiệm vụ của thư viện viên hạng I

Thư viện viên hạng I sẽ có các nhiệm vụ sau theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 02:

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm, kế hoạch phát triển văn hóa đọc của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động thư viện;

c) Chủ trì tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện theo quy định của pháp luật và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa đọc;

d) Chủ trì xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thông tin thư mục quốc gia, mục lục liên hợp quốc gia, quốc tế;

đ) Chủ trì xây dựng hoặc hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thư viện;

e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động thư viện;

g) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển thư viện và văn hóa đọc;

h) Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện viên hạng dưới.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Để đáp ứng với vị trí việc làm thì thư viện viên cần có những kiến thức chuyên môn về ngành nghề phù hợp. Theo đó với chức danh là thư viện viên hạng I, phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện. Trường hợp tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Bên cạnh những kiến thức về ngành nghề, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sẽ phục vụ cho viên chức trong quá trình làm việc. Do đó về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Thư viện viên hạng I cần có gồm:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển về thư viện và văn hóa đọc;

b) Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ thư viện;

c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật, đề án, chương trình hoạt động về thư viện;

d) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư viện;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng I

Với viên chức dự thi hoặc xét thằng hạng lên thư viện viên hạng I, điều kiện cần là:

a) Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh thư viện viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành trở lên trong lĩnh vực thư viện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt hoặc chủ trì xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thông tin thư mục quốc gia, mục lục liên hợp quốc gia, quốc tế.

Xếp lương đối với viên chức ngành thư viện

Việc xếp lương đối với viên chức ngành thư viên theo Điều 9 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL tương ứng với từng chức danh. Theo đó:

Đối với thư viện viên

Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;

b) Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

c) Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

d) Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Đối với viên chức tập sự

Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

a) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;

b) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;

c) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;

d) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;

đ) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.

Đối với viên chức chuyển sang chuyên ngành thư viện

Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thư viện quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Thư viện viên hạng I”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn biết thêm về thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc và các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi đướng thư viện viên hạng II là gì?

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với thư viện viên hạng II theo Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL bao gồm:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay còn gọi là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được cấp khi đối tượng tham gia kỳ thi thăng hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là căn cứ để xác định cấp hạng của viên chức, công chức.

Viên chức thư viên được xếp loại chất lượng như thế nào?

Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
3. Hoàn thành nhiệm vụ;
4. Không hoàn thành nhiệm vụ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.