Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành là gì?

30/11/2021
Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành là gì?
518
Views

Sách là một trong những loại tài sản quý giá nhất của nhân loại. Tất cả những tiến bộ khoa học kĩ thuật từ cổ chí kim đều được lưu trữ ở đây. Do đó, thư viện là một trong những hình thức quan trọng. Nhà nước cũng luôn khuyến khích người dân phổ cập giáo dục. Đặc biệt là về pháp luật. Pháp luật có thể coi là một lĩnh vực chuyên ngành. Thông thường, mỗi người sẽ có một nhu cầu đọc khác nhau.

Họ tìm hiểu về các chuyên ngành của mình. Do đó, một thư viện chung gồm đủ mọi đầu sách không còn đáp ứng nhu cầu đó được nữa. Do vậy, rất nhiều người cố gắng thành lập nên những thư viện chuyên ngành. Nơi mà chỉ chất toàn kiến thức về một chuyên ngành nhất định.
Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành là gì?

Hãy cùng luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé !

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn 

Thư viện là gì?

Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Trong đó, Tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác.

Trong thời đại công nghệ thông tin còn xuất hiện định nghĩa về thư viện số. Thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.

Các loại thư viện

1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:

a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;

b) Thư viện công cộng;

c) Thư viện chuyên ngành;

d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;

đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);

e) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;

g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;

h) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:

a) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;

b) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.

Thư viện chuyên ngành

1. Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.

Thư viện chuyên ngành gồm thư viện của cơ quan nhà nước; thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ; thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; thư viện của tổ chức kinh tế.

2. Thư viện chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;

c) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao.

Điều kiện chung thành lập thư viện

1. Thư viện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;

b) Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;

c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;

d) Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;

đ) Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành là gì?

Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành

1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 12 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.

2. Có ít nhất 2.000 bản sách, trong đó có ít nhất 500 đầu tài liệu số; có các đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, bảo đảm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu của người sử dụng thư viện.

3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

b) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100 m2 đối với cơ quan, tổ chức của trung ương và 40 m2 đối với cơ quan, tổ chức của cơ sở;

c) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;

d) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

Yêu cầu cho người làm công tác thư viện

4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin – thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện tiếp cận và khai thác thông tin, thư viện.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: 

Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành là gì?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Liên thông thư viện là gì?

 Liên thông thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện, kết quả xử lý tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện.

Dịch vụ thư viện là gì?

Dịch vụ thư viện là hoạt động do thư viện tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng thư viện.

Tài nguyên thông tin mở là gì?

Tài nguyên thông tin mở là tài nguyên thông tin mà người sử dụng thư viện có thể tiếp cận không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời