Đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức năm 2022 như thế nào?

13/07/2022
Đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức năm 2022 như thế nào?
345
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Vân, tôi hiện đang là một giáo viên hợp đồng tại một trường Tiểu học công lập tại Thành phố Bắc Ninh được 06 năm. Xin hỏi điều kiện để tôi được xét đặc cách vào biên chế viên chức ngành giáo dục là gì? Tôi có cần phải làm đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức không? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

Để có thể tiến hành dự tuyển viên chức bạn cần đáp ứng được những điều kiện đăng ký dự tuyển được quy định tại Điều 22 Luật viên chức 2010 như sau:

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức

Hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức bao gồm:

1. Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 115/2020/NĐ-CP;

2. Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;

4. Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;

5. Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.

Khi nào được xét tuyển đặc cách vào viên chức?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng xem xét tiếp nhận vào viên chức các trường hợp đặc cách sau đây:

Có ít nhất 05 năm làm ở vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên, phù hợp vị trí cần tuyển, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

  • Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;
  • Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ngoài công lập;
  • Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
  • Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  • Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp vị trí việc làm trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, ngành nghề truyền thống;

Người từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó được chuyển đến lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…

Lưu ý: 05 năm đóng bảo hiểm xã hội không kể thời gian tập sự, thử việc. Đồng thời, được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm không liên tục mà chưa nhận trợ cấp một lần kể cả trước đó có công tác ở vị trí công việc thuộc các đối tượng trên.

Như vậy, hiện nay, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được xem xét tiếp nhận vào viên chức các trường hợp đặc cách nêu trên nếu các đối tượng đáp ứng các điều kiện tương ứng.

Đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức năm 2022 như thế nào?
Đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức năm 2022 như thế nào?

Đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức năm 2022 như thế nào?

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan tuyển dụng.

Thành phần hồ sơ của người được đặc cách

Căn cứ Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:

a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

d) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

Tải xuống mẫu phiếu đăng ký dự tuyển

Tải xuống mẫu đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức

Dưới đây là mẫu đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức năm 2022

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức năm 2022 như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: làm lại giấy khai sinh đổi tên đệm, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Hội đồng tuyển dụng viên chức trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng gồm bao nhiêu thành viên?

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.

Những trường hợp nào không được làm thành viên Hội đồng tuyển dụng viên chức?

Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.

Nội dung thông báo tuyển dụng viên chức bao gồm những gì?

Số lượng người làm việc cần tuyển ứng với từng vị trí việc làm;
Số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển;
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, số điện thoại di động hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển, xét tuyển.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.