Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên được quy định như thế nào?

13/07/2022
Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên được quy định như thế nào?
412
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Mai, hiện đang là một giáo viên hợp đồng tại một Trường mầm non công lập được 05 năm. Hiện nay tỉnh của tôi đang có công văn thi tuyển viên chức trong ngành giáo dục. Trong kì thi này thì tất cả giáo viên ngoài biên chế (kể cả những người vừa mới tốt nghiệp sư phạm) đều được đăng ký dự tuyển. Và đợt này thi tuyển theo chỉ tiêu của trường, trường tôi chỉ được tuyển thêm 3 chỉ tiêu mà có 12 giáo viên đăng kí dự tuyển. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: giáo viên hợp đồng có được xét tuyển đặc cách trong đợt thi tuyển này không? Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên được quy định như thế nào ạ? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên quy định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP thì giáo viên hợp đồng có thể được xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục (không qua thi tuyển) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;

– Trong thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc (không kể thời gian thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn);

– Ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật giảng dạy trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Đối với trường hợp của bạn Mai, căn cứ vào theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận giáo viên hợp đồng vào viên chức không qua thi tuyển.

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức quy định như thế nào?

Để có thể tiến hành dự tuyển viên chức, cần đáp ứng được những điều kiện đăng ký dự tuyển được quy định tại Điều 22 Luật viên chức 2010 như sau:

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Căn cứ vào theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận giáo viên hợp đồng vào viên chức không qua thi tuyển.

Thủ tục xét tuyển đặc cách giáo viên như thế nào?

Quy trình xem xét tiếp nhận vào viên chức được thực hiện theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 115 năm 2020. Cụ thể, thủ tục này được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

(i) Sơ yếu lý lịch viên chức (lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác);

(ii) Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển (bản sao);

(iii) Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ);

(iv) Bản tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác (có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác).

Bước 2: Xem xét, tiếp nhận

Xem xét vào viên chức không giữ chức vụ quản lý

– Đối tượng: Chỉ áp dụng với người có ít nhất 05 năm làm ở vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên, phù hợp vị trí cần tuyển, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên.

– Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

(i) Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

(ii) Sát hạch về trình độ hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung và hình thức sát hạch được Hội đồng kiểm tra, sát hạch báo cáo người đứng đầu cơ quan tuyển dụng trước khi thực hiện.

(iii) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tuyển dụng kết quả kiểm tra, sát hạch.

– Người đứng đầu cơ quan tuyển dụng viên chức quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức thống nhất trước khi quyết định tiếp nhận.

Xem xét vào viên chức giữ chức vụ quản lý

– Đối tượng: Áp dụng cho tất cả các trường hợp được xem xét đặc cách tuyển dụng vào viên chức.

– Hình thức: Không thực hiện việc sát hạch, kiểm tra như khi xem xét vào viên chức không giữ chức vụ quản lý. Tuy nhiên, những đối tượng nêu trên phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm. Đồng thời, quyết định bổ nhiệm là quyết định tiếp nhận vào viên chức.

Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên được quy định như thế nào?
Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên được quy định như thế nào?

Thẩm quyền tuyển dụng viên chức là như thế nào?

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên được quy định như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: muốn đổi tên giấy khai sinh cho con, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức cần đáp ứng điều kiện gì?

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức có được bảo lưu kết quả thi tuyển không?

Câu trả lời là Không. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

Những trường hợp nào không được làm thành viên Hội đồng tuyển dụng viên chức?

Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.