Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?

12/07/2022
Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?
363
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Linh, tôi xin được chia sẻ vấn đề của tôi như sau: Hiện tại tôi đang có dự định mở một cửa hàng bán quần áo nhỏ ngay tại thành phố Bắc Giang. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân không? Nếu có thì tôi cần những giấy tờ gì để xin Giấy phép kinh doanh? Cửa hàng cần phải có giấy tờ gì liên quan tới pháp luật nữa không ? Rất mong được sự giúp đỡ từ Luật sư! Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về cá nhân đăng ký kinh doanh

Cá nhân kinh doanh có thể được hiểu là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Cá nhân có đăng ký kinh doanh là con người cụ thể có năng lực hành vi dân sự, có vốn, có sức khoẻ, có kĩ thuật, chuyên môn, có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề và mặt hàng kinh doanh, không bị pháp luật cấm kinh doanh.

Cá nhân đứng ra kinh doanh, nhân danh mình để hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình đã thực hiện việc đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chỉ sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, người kinh doanh mới được phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được cấp theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?
Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?

Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?

Đối với cá nhân kinh doanh là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải đăng ký kinh doanh.

Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Trường hợp cá nhân kinh doanh là thương nhân hoặc cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Do đó, đối với trường hợp của bạn Linh thì bạn thuộc trường hợp cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cá nhân được quy định như thế nào?

Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh cá nhân, cá nhân kinh doanh sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?
Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Trình tự thực hiện đăng ký kinh doanh

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?
Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh cá nhân?“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Xác nhận tình trạng hôn nhân, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao gọi là giấy phép đăng ký kinh doanh cá nhân?

Giấy phép đăng ký kinh doanh cá nhân được hiểu là việc cấp giấy để cho phép hộ kinh doanh cá thể được phép kinh doanh một cách hợp pháp. 
Nhiều cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ quyết định thành lập hộ kinh doanh bởi sẽ tránh được các thủ tục rườm rà, không phải khai thuế hàng tháng, chế độ chứng từ sổ sách đơn giản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp; được áp dụng chế độ thuế khoán; có quy mô gọn nhẹ.
Như vậy, giấy phép đăng ký kinh doanh cá nhân là tên gọi tắt của giấy phép đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể.

Nghiêm cấm cá nhân hoạt động th­ương mại thực hiện các hành vi nào về an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động kinh doanh?

Nghiêm cấm cá nhân hoạt động th­ương mại:
a) Thực hiện các hoạt động th­ương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh h­ưởng xấu đến môi tr­ường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng;
b) Sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động th­ương mại và hoạt động có liên quan đến th­ương mại xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh h­ưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân.

Cá nhân hoạt động th­ương mại không đ­ược phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ nào?

Cá nhân hoạt động th­ương mại đ­ược phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất l­ượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất l­ượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.