Học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ được xét vào học THCS

05/08/2022
506
Views

Chương trình xóa mù chữ là một trong những chương trình nhân văn mà nhà nước đặt ra nhằm giúp cho các đối tượng không biết chữ có thể có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để giải quyết các vấn đề xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc không biết chữ tuy không nhiều nhưng vẫn còn những đối tượng do hoàn cảnh mà không có cơ hội học chữ. Do đó với chương trình này sẽ giúp đỡ họ thoát cảnh mù chữ. Mới đấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ. Theo đó, học viên được xác nhận hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2 được xét vào học tiếp chương trình trung học cơ sở (THCS). Vậy cụ thể nội dung quy định trên như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ được xét vào học THCS”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT
  • Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT

Chương trình xóa mù chữ

Xóa mù chữ là một trong những đề án được nhà nước ban hành nhằm mục đích xóa mù chữ đối với các đối tượng chưa biết chữ. Chương trình này có thể được thực hiện tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng,…

Chương trình Xóa mù chữ cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu; bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ, toán học, năng lực khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học với mức độ căn bản để giải quyết các vấn đề xã hội.

Chương trình này được ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo quy định chi tiết các nội dung về chường trình.

Theo quy định, chương trình xóa mù chữ gồm 5 môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Tổng thời lượng là 1.954 tiết và được chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Gồm 3 môn học (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội); tổng thời lượng là 1.005 tiết; chia 3 kỳ học (kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3). Giai đoạn 2: Gồm 4 môn học (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý); tổng thời lượng là 949 tiết; chia 2 kỳ học (kỳ 4, kỳ 5). Kỳ 5 có các chuyên đề học tập tự chọn, nằm trong tổng thời lượng của môn học.

Quy định về đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vừa ban hành Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT. Học viên học chương trình xóa mù chữ sẽ được đánh giá ở các mức độ và trên cơ sở đó sẽ xem xét để được học lên cấp cao hơn là Trung học cơ sở (THCS). Sau đây ta sẽ cùng tìm hiểu các quy định về đánh giá học viên học chương trình này như sau:

Đối tượng học viên được đánh giá

Theo Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định:

Các quy định về đánh giá học viên học chương trình xóa mù chữ được áp dụng với học viên tại các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an quản lí và các cơ sở giáo dục khác được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chương trình xóa mù chữ.

Mục đích và yêu cầu của việc đánh giá

Mục đích đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình xóa mù chữ; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học viên điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động quản lí giáo dục và dạy học.

-Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của từng môn học được quy định trong Chương trình xóa mù chữ.
  • Đánh giá bảo đảm tính chính xác, công bằng, trung thực và khách quan.
  • Đánh giá vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên; không so sánh học viên với nhau.

Nội dung của việc đánh giá

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT, việc đánh giá sẽ thực hiện các nội dung sau:

  • Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học viên đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học theo Chương trình xóa mù chữ;
  • Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi theo quy định Chương trình xóa mù chữ.

Phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá đối với học viên được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư như sau:

– Đánh giá bằng nhận xét

+ Giáo viên quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;

+ Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;

+ Giáo viên trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;

+ Giáo viên nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

– Đánh giá bằng điểm số:

Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Đánh giá với học viên khuyết tật

Việc đánh giá với học viên khuyết tật được quy định tại Điều 9 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT như sau:

“1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

2. Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học viên không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

3. Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.”

Theo đó có thể thấy đối với học viên khuyết tật việc đánh giá cũng tương tự như học viên thường tuy nhiên có điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng. Với học viên học theo phương thức giáo dục chuyên biệt thì việc đánh giá sẽ tuân theo quy định riêng.

Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ

Học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ được xét vào học THCS
Học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ được xét vào học THCS

Các mức độ đánh giá học viên

Học viên sẽ được đánh giá kết quả học tập theo ba mức sau:

– Hoàn thành tốt: Những học viên có kết quả đánh giá định kì về nội dung học tập các môn học đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; điểm trung bình môn học của từng môn học đạt 7,0 điểm trở lên;

– Hoàn thành: Những học viên có kết quả đánh giá định kì về nội dung học tập các môn học đạt mức Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Đạt; điểm trung bình môn học của từng môn học đạt 5,0 điểm trở lên;

– Chưa hoàn thành: Những học viên không thuộc các đối tượng trên.

Căn cứ vào các mức độ kết quả học tập, học viên sẽ được đánh giá về mức độ hoàn thành chương trình xóa mù chữ.

Đánh giá kết quả hoàn thành chương trình xóa mù chữ

Theo Điều 12 Thông tư, việc xét hoàn thành Chương trình xóa mù chữ sẽ được thực hiện như sau:

“1. Xét hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1

a) Học viên được xác nhận hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 là học viên được đánh giá kết quả giáo dục kì học thứ 3 ở một trong hai mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành.

b) Học viên hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 được xác nhận và ghi vào học bạ: Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1.

2. Xét hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2

a) Học viên được xác nhận hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2 là học viên được đánh giá kết quả giáo dục kì học thứ 5 ở một trong hai mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành.

b) Học viên hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2 được xác nhận và ghi vào học bạ: Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2.

3. Học viên được xác nhận Hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2 được xét vào học tiếp chương trình trung học cơ sở.

Do đó nếu học viên hoàn thành được chương trình giai đoạn 2 sẽ được xét vào học chương trình trung học cơ sở.

Trong đó cụ thể về nội dung chương trình theo từng giai đoạn xóa mù chữ được quy định tại Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ được xét vào học THCS”. Nếu quý khách có các thắc mắc liên quan đến hóa đơn như cần mẫu hủy hóa đơn giấy hoặc có nhu cầu tham khảo dịch vụ báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Việc khen thưởng đối với học viên học chương trình xóa mù chữ?

Theo Điều 13 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về việc khen thưởng như sau:
1. Thủ trưởng cơ sở giáo dục tặng giấy khen cho học viên:
a) Khen thưởng danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 1 cho những học viên được đánh giá kết quả giáo dục kì học thứ nhất, kì học thứ 2 và kì học thứ 3 đạt mức Hoàn thành tốt.
b) Khen thưởng danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 2 cho những học viên được đánh giá kết quả giáo dục kì học thứ 4 và kì học thứ 5 đạt mức Hoàn thành tốt.
c) Đối với học viên đạt danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 1 và đạt danh hiệu Học viên tiêu biểu giai đoạn 2 thì được khen thưởng danh hiệu Học viên tiêu biểu xuất sắc.
2. Học viên có thành tích đặc biệt được cơ sở giáo dục xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Không biết chữ trong trại giam thì có được học văn hóa?

Theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định:
Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Theo đó việc học văn hóa để xóa mù chữ với phạm nhân không biết chữ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của phạm nhân. Trong quá trình chấp hành án phạm nhân phải tham gia học tập để thoát khỏi cảnh mù chữ.

Thời gian học chương trình xóa mù chữ như thế nào?

Thời gian thực hiện và hoàn thành Chương trình xóa mù chữ ở mỗi kỳ học, giai đoạn quy định theo số tiết học. Mỗi tiết học tương đương 35 phút Tổ chức dạy học xóa mù chữ theo hình thức vừa làm vừa học. Tùy theo tình hình của địa phương và điều kiện của người học để tổ chức theo lớp, nhóm hoặc cá nhân; thời gian học có thể liên tục (từ 2 – 5 buổi/tuần và từ 3 – 5 tiết/buổi), có thể gián đoạn. Học viên hoàn thành giai đoạn 1 được công nhận Đạt chuẩn biết chữ mức độ 1, hoàn thành giai đoạn 2 được công nhận Đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.