Gắn biển số giả cho xe ô tô bị xử lý như thế nào?

05/08/2022
363
Views

Chủ xe ngoài quan tâm đến giá trị của chiếc xe thì biển số của xe cũng rất được họ quan tâm. Ai cũng muốn được sở hữu chiếc biển số đẹp như là một cách để nâng tầm giá trị chiếc xe. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp muốn sở hữu chiếc biển số xe đẹp nên đã thực hiện các giao dịch bất hợp pháp để mua biển số xe. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật? Việc mua, sử dụng viển số xe giả sẽ bị phạt như thế nào? Người làm biển số xe giả có bị truy cứu hình sự? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Gắn biển số giả cho xe ô tô bị xử lý như thế nào?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về lắp biển số xe

Biển số xe là gì?

Biển số xe hay còn gọi theo cách khác là biển kiểm soát xe cơ giới; là tấm biển được gắn liền với mỗi xe cơ giới; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( cơ quan công an ) cấp khi cá nhân, tổ chức thực hiện việc mua xe hoặc chuyển nhượng xe. Đây là cách thức, biện pháp để cơ quan nhà nước có thể quản lý các phương tiện giao thông; chẳng hạn như: kiểm soát về số lượng xe trong tỉnh, thành phố; việc thay đổi chủ sở hữu xe; màu sắc; số lượng xe một người đang có; xe không chính chủ; xe bị trộm cắp; xe nhập lậu, xe nước ngoài, …..). 

Lắp biển số cho xe đưa vào lưu thông

Theo Khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:

“Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”

Do đó để được đưa xe vào lưu thông thì chủ sở hữu phải lắp biển số cho xe theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA, biển số xe được cấp sẽ có những đặc điểm sau:

– Về chất liệu: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại; có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép; sản xuất biển số, do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy.

–  Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định.

– Biển được gắn phía sau xe (xe máy, xe mô tô, máy kéo); còn xe ô tô được gắn biển số ở cả trước và sau xe…

Lắp biển số xe giả cho xe ô tô bị xử lý như thế nào?

Gắn biển số giả cho xe ô tô bị xử lý như thế nào?
Gắn biển số giả cho xe ô tô bị xử lý như thế nào?

Thẩm quyền cấp biển số xe

Theo quy định thì biển số được gắn phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Căn cứ thông tư 58/2020/TT-BCA và thông tư 15/2022/TT-BCA , cơ quan có thẩm quyền đăng ký và cấp biển số xe bao gồm:

  • Cục Cảnh sát giao thông;
  • Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Công an cấp huyện
  • Công an cấp xã (cấp với xe mô tô, xe máy)

Do đó nếu biển số xe không do các cơ quan trên cấp sẽ được coi là biển số giả. Biển số giả cũng được hiểu là lấy biển do các cơ quan có thẩm quyền cấp cho một xe nhưng lại được gắn lên một xe khác.

Với hành vi như trên đã vi phạm pháp luật nên người lắp biển số giả cho xe ô tô sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Sử dụng biển số xe ô tô giả bị xử phạt ra sao?

Tùy thuộc vào đối tượng và tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:

Xử lý hành chính

Trường hợp sử dụng biển số xe giả, cả người điều khiển phương tiện và chủ xe đều sẽ bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;”

Theo đó người điều khiển xe gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Biển số giả sẽ bị nhà nước tịch thu để tiêu hủy.

Với chủ xe đưa xe vào lưu thông thì mức phạt là 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.

Xử lý hình sự

Nếu người mua biển số xe giả với mục đích thưc hiện hành vi trái pháp luật thì người này có thể bị xử lý hình sự.

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341.

Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội danh này là 7 năm tù, đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu – 50 triệu đồng.

Người vi phạm có thể nộp phạt theo hình thức nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP. Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.

– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).

+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Sản xuất biển số xe giả có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Hình phạt với người này như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Gắn biển số giả cho xe ô tô bị xử lý như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn thì lái xe có bị phạt?

Theo điểm p, q Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.”
Do đó dù người nào ngồi trên xe không thắt dây an toàn theo quy định thì lái xe đều sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt trong trường hợp này là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ô tô vi phạm nộp phạt online như thế nào?

Với lỗi vi phạm giao thông bạn hoàn toàn có thể nộp phạt online. Đầu tiên bạn cần tra cứu lỗi vi phạm qua website dichvucong.gov.vn. Bạn đăng nhập hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản. Sau khi đăng nhập Sau khi đăng nhập, bạn hãy chọn chức năng Thanh toán trực tuyến; sau đó chọn Tra cứu/thanh toán vi phạm giao thông. Bạn có thể chọn một trong hai cách sau: thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt hoặc thanh toán và nhận kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ô tô không gắn biển số xe mà đi lại trên dường bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019 /NĐ-CP quy định:
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
Do đó với lỗi vi phạm này bạn sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên nếu xe đã được đăng ký tạm thời và đang chờ cấp biển số cho xe thì việc lưu thông không có biển sẽ không vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.