Hành vi tống tiền người khác bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?

28/08/2021
Rửa tiền - Những quy định pháp luật đối với hành vi rửa tiền
3314
Views

Hành vi tống tiền người khác là một hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi này, các đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định này. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về hai nữ phóng viên đã thực hiện hành vi tống tiền một người chủ thẩm mỹ viện.

Tóm tắt vụ việc

Oanh, 29 tuổi, là phóng viên tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật (thuộc Tạp chí Đời sống và Pháp luật), còn Loan, 33 tuổi, làm tại tạp chí điện tử Kinh doanh và Biên mậu Việt Nam.

Theo điều tra ban đầu, đầu tháng 8, Oanh sử dụng dịch vụ tại Viện thẩm mỹ MB ở đường Nguyễn Trãi, thành phố Bắc Ninh và chụp lại cảnh hoạt động không đảm bảo công tác phòng chống dịch tại cơ sở này. Oanh cùng Loan liên lạc với chủ viện thẩm mỹ yêu cầu đưa 40 triệu đồng để xoá “tư liệu” và không đưa lên báo, không báo chính quyền địa phương.

Chủ thẩm mỹ viện lo sợ bị phạt và ảnh hưởng đến hoạt động nên thương lượng đưa giá 25 triệu đồng. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, chiều hôm nay Oanh và Loan gặp để nhận số tiền trên.

Vậy hành vi tống tiền người khác trên sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Tống tiền người khác là gì?

Hành vi đe dọa tống tiền là những hành vi sử dụng các phương tiện; cách thức khác nhau để uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản; hoặc bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội. 

Các hành vi đe dọa tống tiền thường gặp như: sử dụng clip nóng; hình ảnh nhạy cảm của người bị đe dọa để bắt người đó phải làm một việc hoặc giao một khoản tiền; một tài sản… 

Có thể thấy; đe dọa tống tiền người khác là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Tống tiền người khác có thể bị khép vào tội gì?

Như đã nói; hành vi tống tiền người khác là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực; hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra tại điều 170, BLHS 2015 về tội cưỡng đoạt tài sản cũng có quy định như sau:

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như:

Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình; doạ sẽ tố cáo việc phạm tội; hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…

Như vậy; hành vi tống tiền người chủ thẩm mỹ viện trên có thể bị khép vào tội cưỡng đoạt tài sản.

Cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

  • Có hành vi đe dọa dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe doạ sẽ thực hiện một hành động (hay đe doạ sẽ sử dụng sức mạnh vật chất) để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe doạ này là làm cho người bị hại sợ; và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên. Việc đe doạ được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Đe doạ trực tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ bằng lời nói, cử chỉ, hành động… công khai, trực tiếp với người bị hại.

+ Đe doạ gián tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ thông qua các hình thức như: nhắn tin; điện thoại, thư… mà không gặp người bị hại.

  • Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó. Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe doạ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ  hoặc doạ gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội khác như các mối quan hệ kinh doanh 

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực; hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp chuyển hoá tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác; nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản, thì cũng phạm vào tội này.

Mặt khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (tương tự như khách thể của tội cướp tài sản).

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi tống tiền người khác bị xử lý như thế nào?

Điều 170: Tội cưỡng đoạt tài sản quy định các khung hình phạt sau:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Thực hiện hành vi tống tiền người khác theo nhóm bị xử lý thế nào?

Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi tống tiền, cưỡng đoạt tái sản.

Đồng phạm là gì?

Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Đồng phạm với tội danh cưỡng đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.

Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ; tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào; thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lừa đảo hoãn thi hành án bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Lập vi bằng lừa đảo bán nhà chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi tống tiền người khác bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?” . Ngoài ra luật sư 247 còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi uy hiếp tỉnh thần được hiểu là gì?

Hành vi uy hiếp tỉnh thần là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa.

Hành vi cướp giật tài sản là gì?

Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Đây là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.

Phân biệt tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì từ ban đầu người phạm tội đã có ý định dùng các biện pháp thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Còn với tội lạm dụng tín nhiệm, ban đầu người phạm tội chưa có ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt, mà có thể vì lòng tham khi được tin tưởng giao giữ hộ tài sản mà hình thành nên hành vi chiếm đoạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời