Đăng ký bản quyền âm nhạc theo quy định mới nhất

12/08/2021
Đăng ký bản quyền âm nhạc theo quy định mới nhất
1005
Views

Đăng ký bản quyền là việc không bắt buộc. Thế nhưng, về mặt pháp lý khi thực hiện thủ tục này bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích đảm bảo. Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ giúp cá nhân, tổ chức chủ động bảo vệ tác phẩm của mình khỏi hành vi xâm phạm tác phẩm mà mình tạo ra. Thông qua việc đăng ký quyền tác giả và được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đã tạo lập được căn cứ pháp lý vững chắc nếu có tranh chấp xảy ra về quyền tác giả. Đặc biệt đối với các tác phẩm âm nhạc trong tình hình hiện nay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề Đăng ký bản quyền âm nhạc, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư 247.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là đăng ký bản quyền âm nhạc?

Đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc là việc tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền, qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Theo khái niệm thông thường, chúng ta có thể hiểu đơn giản “tác phẩm âm nhạc” bản chất là đoạn nhạc hoặc cấu trúc âm nhạc của 1 đoạn nhạc. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường được kết hợp bởi 03 yếu tố là giai điệu, hòa âm, tiết tấu.

Tác giả của tác phẩm âm nhạc thường là những nhạc sỹ, người có chuyên môn và am hiểu trong lĩnh vực âm nhạc (nhà soạn nhạc).

Tại sao phải đăng ký bản quyền âm nhạc?

Tại Việt Nam, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm âm nhạc sẽ tồn tại dưới dạng vật chất. Đồng nghĩa rằng tác phẩm sẽ được tự động bảo hộ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và đưa tác phẩm ra công chúng. Tuy nhiên, việc xảy ra tranh chấp bản quyền hoặc việc “ăn cắp” bản quyền không phải là hiếm ở Việt Nam, khi tranh chấp xảy ra việc chứng minh ai là chủ sở hữu tác phẩm thường dựa vào việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã đăng ký bản quyền hay chưa?

Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thường là tài liệu đầu tiên được đề cấp đến khi có tránh chấp về chủ sở hữu tác phẩm. Do đó, việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tuy là không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết cho tác giả, chủ sở hữu để bảo vệ được tài sản của mình.

Ngoài ra, khi tác phẩm được đăng ký việc cho phép bên thứ 3 sử dụng hoặc chuyển nhượng tác phẩm cho chủ sở hữu khác cùng sẽ thuận lợi và tạo được niềm tin tuyệt đối cho người sử dụng hoặc nhận chuyển nhượng.

Đăng ký bản quyền âm nhạc như thế nào?

Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc

Để thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền này. Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:

  • Đơn đăng ký bản quyền được chủ sở hữu bản quyền; hoặc tổ chức đại diện bản quyền tiến hành soạn thảo và ký, đóng dấu;
  • 02 đĩa CD bản thu âm bài hát; hoặc bản in trên Giấy A4 phần lời & phần nhạc có chữ ký & dấu của chủ sở hữu;
  • Cam đoan của tác giả về việc bài hát được chính tác giả sáng tạo ra. Không sao chép của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào
  • Quyết định giao việc cho nhân viên sáng tác ra bài hát (trong trường hợp tác giả là nhân viên công ty); hoặc hợp đồng thuê sáng tác tác phẩm trong trường hợp đi thuê bên thứ 3 sáng tác
  • 01 bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả
  • 01 bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu (cá nhân); hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu bài hát (pháp nhân)
  • Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát

Trình tự thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký bản quyền này được nộp bằng 02 hình thức là nộp trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội; hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục tại Hà Nội và Đã Nẵng. Hoặc nộp qua đường bưu điện.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ

Hồ sơ sẽ được theo dõi sau khu nộp để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có). Theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp nhận hợp lệ. Cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký, cần nộp chi phí để cấp và nhận giấy chứng nhận.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Đăng ký bản quyền âm nhạc theo quy định mới nhất. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ cụ thể Cục Bản quyền tác giả ở đâu?

– Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
– Tại TP Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
– Tại Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh khi nào?

Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Chi phí đăng ký bản quyền âm nhạc là bao nhiêu?

Chi phí đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc, bài hát tại Việt Nam. Bao gồm chi phí cần phải nộp cho cơ quan nhà nước và chi phí dịch vụ. Trong trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt chủ sở hữu nộp đơn đăng ký bản quyền bài hát.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận