Trong thời đại kỹ thuật số, các hành vi xâm phạm bản quyền ngày càng lộng hành. Việc copy, ăn cắp các tác phẩm trên mạng diễn ra thường xuyên. Những năm qua, các tác phẩm âm nhạc trong môi trường nhạc số bị xâm phạm rất nhiều. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định về vấn đề này. Vậy, Quy định quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường số tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là gì?
Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm âm nhạc như sau: Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
Khái niệm quyền tác giả đã trở thành một khái niệm phổ biến và được áp dụng thống nhất khi được ghi nhận một cách rõ và ràng ngắn gọn tại khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Trong đó, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019, tại hoản 1 Điều 3 về Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã xác định: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
Ta có thể hiểu “Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc” là giới hạn và phạm vi quyền của chủ sở hữu/tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường số?
Môi trường kỹ thuật số theo nghĩa phổ quát nhất là chỉ tất cả các tổ hợp các yếu tố bên ngoài, bao trùm một hệ thống kiểu tín hiệu và định dạng dữ liệu dựa trên thuật số, ở dạng nhị phân với đơn vị là các bit, dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số “0” và “1”, trên cơ sở tổng các lũy thừa của 2, để định dạng các kiểu tín hiệu và dữ liệu được mô tả bằng các bit. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng của nó.
Pháp luật Việt Nam còn quy định nhóm hành vi xâm phạm đặc thù trong môi trường Internet đó là: Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
Có thể thấy rằng Luật sở hữu trí tuệ đã quy định khá đầy đủ để có cơ sở xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đây là những hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giải trí nói chung và đối với tác tác phẩm âm nhạc nói riêng. Mặc dù đã có những quy định về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm nhưng trên thực tế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do đời sống trên Internet là vô cùng phức tạp, việc phát hiện ra hành vi vi phạm không phải là dễ dàng.
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường số có được bảo hộ không?
Việc khai thác, sử dụng phải luôn gắn liền với việc bảo hộ. Đặc biệt đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số hiện nay đang rất cần có sự bảo hộ tương xứng và có hiệu quả.
Tiếp cận từ góc độ khoa học có thể đưa ra một cách hiểu về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra trên môi trường kỹ thuật số. Trong đó, bao gồm các nội dung về xác lập, công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc chống lại các hành vi xâm phạm trên môi trường kỹ thuật số.
Để có thể bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại phần thứ năm của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.
Theo đó có các biện pháp:
- Biện pháp tự bảo vệ
- Biện pháp dân sự
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp hình sự
Tùy từng hành vi xâm phạm mà bạn có thể xem xét áp dụng các biện pháp bảo vệ nêu trêu cho phù hợp.
Nguyên nhân xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
Thứ nhất, phải kể đến là do khoa học công nghệ phát triển thuận lợi cho việc chuyển đổi, lưu trữ và sao chép.
Thứ hai, cơ quan quản lý đăng ký, bảo hộ và xử lý đối với hoạt động xâm phạm quyền tác giả hiện nay thì hoạt động thực sự chưa hiệu quả. Luật của chúng ta điều chỉnh rất tốt, nhưng tính khả thi của nó còn hạn chế. Việc phân quyền cho các cơ quan đôi khi nó còn chồng chéo, rời rạc.
Thứ ba, nhận thức xã hội của người dân còn chưa cao. Nguyên nhân một phần là do thực tế điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta, ở những giai đoạn kinh tế khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội của từng người dân thấp, nhưng nhu cầu về văn hóa, xã hội vẫn có. Tuy nhiên, điều kiện về tài chính lại không thể đáp ứng được.
Thứ tư, đôi khi chúng ta muốn sử dụng một cách hợp pháp, muốn xin phép nhưng lại không biết phải xin phép ai, không tìm được chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Thứ năm, quy định về mức phí và cách đàm phán trong luật của chúng ta hiện nay còn đang hở. Tùy thuộc vào mức độ uy tín của tác giả, có thể phí rất thấp hoặc rất cao. Điều này làm cho việc xâm phạm xảy ra rất nhiều.
Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
Từ phía các cơ quan chức năng, cần có những chính sách, cơ chế phù hợp, chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sáng tạo, có như vậy mới có thể khuyến khích được hoạt động sáng tạo.
Từ phía công chúng nói chung, cần có ý thức tôn trọng thành quả sáng tạo của người khác. Cần hình thành tâm lý tôn trọng quyền tác giả khi sử dụng, khai thác tác phẩm của người khác, coi việc trả tiền bản quyền là một nghĩa vụ đương nhiên phải thực hiện.
Có như vậy, chúng ta mới có thể nghĩ đến một thị trường bản quyền lành mạnh, tạo nền tảng cho việc hội nhập ngày một sâu rộng với thế giới và tránh những thiệt thòi không đáng có.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bị xử lý thế nào?
- Đăng ký bản quyền âm nhạc theo quy định mới nhất
- Quy định quyền sao chép tác phẩm và giới hạn quyền sao chép tác phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường số tại Việt Nam?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh; nhận công chứng tại nhà…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sỹ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Quyền tác giả trên môi trường kỹ thuật số bị xâm phạm vì tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép có những ứng dụng, những tiện ích để thực hiện những trao đổi, sao chép, tải về máy cá nhân các nội dung đang còn được bảo hộ. Xâm phạm quyền tác giả có thể được xem xét dưới góc độ dân sự hoặc hình sự. Ở góc độ dân sự, khi có thực hiện hành vi nhân bản, trình diễn hay khai thác sáng tạo tinh thần ngay cả khi hành vi đó là ngay tình.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền tác giả có quy định những hành vi sau đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.
…..
Nếu việc bên khác sử dụng tác phẩm âm nhạc mà lại ghi nhận thông tin tác giả là người khác là hành vi mạo danh tác giả và đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Để chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc, có thể gửi công văn yêu cầu bên đang sử dụng chấm dứt việc sử dụng tác phẩm ngay lập tức và buộc phải đính chính lại thông tin tác giả.
Trường hợp bên vi phạm cố tình không chấm dứt có thể yêu cầu cơ quan chức năng như thanh tra của sở văn hóa thể thao du lịch tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.