Quy định quyền sao chép tác phẩm và giới hạn quyền sao chép tác phẩm

29/06/2022
Quyền sao chép tác phẩm và giới hạn quyền sao chép tác phẩm
414
Views

Trên thực tế hiện nay, vấn đề về bản quyền tác phẩm vẫn là điều nhức nhối; được cả dư luận trong nước và thế giới quan tâm. Nhiều cá nhân và tổ chức còn lợi dụng những sơ hở trong bản quyền tác phẩm để sao chép không giới hạn. Chính vì điều này gây ra nhiều vấn đề trong quyền lợi về sở hữu trí tuệ nói chung; dẫn đến sinh ra các quy định về quyền sao chép và giới hạn quyền sao chép tác phẩm.

Để hiểu rõ về những quy định này, mời bạn tham khảo tư vấn tại Luật sư 247:

Quyền sao chép tác phẩm và giới hạn quyền sao chép tác phẩm

Quyền sao chép tác phẩm và giới hạn quyền sao chép tác phẩm
Quyền sao chép tác phẩm và giới hạn quyền sao chép tác phẩm

Quy định về quyền sao chép tác phẩm

Quyền sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả. Do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm; bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

Trừ trường hợp ngoại lệ do pháp luật quy định, thì mọi hình thức sao chép tác phẩm phải có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Việc sao chép được đặt ra trong hai bối cảnh:

  • Sao chép những tác phẩm đã được công bố, xuất bản
  • Sao chép những tác phẩm chưa được công bố, xuất bản.

Công bố tác phẩm là tác phẩm lần đầu được làm một số lượng bản sao nhất định đến với công chúng, thông thường. Đó là một ấn phẩm được xuất bản bởi một nhà in có giấy phép xuất bản. Nếu có hành vi xâm phạm Quyền sao chép, thì chủ sở hữu quyền tác giả dễ có các chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền của mình.

Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố, thì việc chứng minh có phần khó khăn hơn. Bởi khi đó, chủ sở hữu quyền tác giả phải chứng minh quyền của mình đó là: tác phẩm đó do mình sáng tạo ra một cách độc lập hoặc mình là người được tặng cho, được thừa kế; hay được chuyển giao quyền tài sản của quyền tác giả; tác phẩm chỉ cần hình thành dưới một hình thức nhất định có thể nhận biết được; thì đã được pháp luật bảo vệ quyền tác giả.

VD: một nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ chính thức luận án tiến sĩ thì phát hiện ra nội dung luận án của mình; đã bị một người khác sao chép gần như toàn bộ dưới dạng sách chuyên khảo; và đã được xuất bản, lúc này để chứng minh có hành vi xâm phạm thì không hề đơn giản.

Vậy nên trước khi tác phẩm được công bố chính thức; thì cần có cơ chế để bảo vệ bản quyền cho nghiên cứu sinh. Theo quy định pháp luật, luận án của nghiên cứu sinh chỉ được gửi cho các thành viên hội đồng bằng file cứng; nhưng khả năng nội dung luận án bị “ăn cắp” vẫn có khả năng xảy ra; nếu không có quy định cụ thể riêng biệt cho trường hợp này.

Các trường hợp ngoại lệ của Quyền sao chép

Căn cứ khoản 2 Điều 25 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 25/6/2019 Luật Sở hữu trí tuệ).

Việc tự sao chép phải thỏa mãn điều kiện “không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.”

Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Quy định này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

Quy định về giới hạn quyền sao chép tác phẩm

Căn cứ Khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) giải thích thuật ngữ sao chép: “là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”.

Quy định trong giới hạn tác phẩm đó là việc tác phẩm đã được công bố; đây là điều kiện quan trọng được ghi nhận rất rõ trong quy định pháp luật Việt Nam; và các Điều ước quốc tế cũng như luật của các quốc gia khác.

Điều này là minh chứng cho việc dù giới hạn đặt ra cho độc quyền của chủ sở hữu quyền; nhưng ở một góc độ nào đó, pháp luật vẫn đang cố gắng bảo vệ quyền lợi cho người sáng tạo; hoặc đầu tư tạo ra tác phẩm. Điều này cũng đang hỗ trợ cho tác giả đem đến tác phẩm thật sự có giá trị cho xã hội. Chỉ khi nào tác phẩm được công bố thì các giới hạn quyền mới được đặt ra.

Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP có định nghĩa: “Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.”

Như vậy, Luật Việt Nam hiện nay chỉ thừa nhận tác phẩm đã được công bố; dựa vào số lượng bản sao cung ứng đến công chúng với số lượng hợp lý; mà không thừa nhận việc trình diễn, trưng bày tác phẩm trước công chúng. Trong khi Luật của một số nước khác (ví dụ Mỹ, Nhật, Thụy Điển) coi việc công bố là khi các bản sao; với sự đồng ý của tác giả được đưa ra bán; hoặc phân phối tới công chúng dưới các hình thức trên.

Quyền trích dẫn tác phẩm trong giáo dục

Trích dẫn được hiểu là “rút từ tác phẩm khác một câu hay một đoạn để làm sáng tỏ lý luận của mình”; hoặc có tác giả định nghĩa: “trích dẫn là việc sử dụng một tác phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý tác giả”. Có thể nói, các định nghĩa này vẫn mang tính bao quát chung; mà không nêu cụ thể phạm vi, giới hạn của việc trích dẫn hợp pháp.

Căn cứ Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều; và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; về quyền tác giả, quyền liên quan, như sau:

Các trường hợp trích dẫn tác phẩm không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

– Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận; hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

– Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo; dùng trong ấn phẩm định kỳ; trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

– Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường; mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, quyền trích dẫn tác phẩm chỉ được coi là hợp pháp; nếu thỏa mãn các điều kiện:

Việc trích dẫn phải đảm bảo tính hợp lý;

Trích dẫn phải chính xác;

Mục đích của trích dẫn là sử dụng thông tin được trích dẫn; để làm rõ ý tưởng của mình trong tác phẩm của mình (để minh họa, bình luận hoặc để đưa tin trong các ấn phẩm báo chí); và không nhằm mục đích thương mại.

Sao chép và trích dẫn là hai hành vi được thực hiện có sự liên quan đến nhau; trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo, nhưng là hai hành vi độc lập, mà chúng ta cần phải có sự phân biệt.

Thứ nhất, về hành vi sao chép: là làm bản sao tác phẩm (có thể sao chép toàn bộ; hoặc một phần tác phẩm) để làm tài liệu nghiên cứu, học tập; còn trích dẫn tác phẩm (trích dẫn ý tưởng của tác giả khác, bằng ngôn ngữ của mình; hoặc trích dẫn y nguyên lời văn, câu chữ của tác giả khác; trong tác phẩm của họ và được sử dụng trong tác phẩm của mình).

Thứ hai, về mục đích: sao chép là làm bản sao tác phẩm từ tác phẩm gốc. Từ đó, người sao chép vẫn có được toàn bộ nội dung của tác phẩm; mà không phải mua tác phẩm gốc của tác giả; trích dẫn là sử dụng tác phẩm của người khác để làm rõ ý tưởng của mình; trong công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, nhiều học viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo đại học; đã thực hiện việc sao chép trong trích dẫn tác phẩm. Điều này được hiểu là nhiều luận văn, luận án, tiểu luận… của người học đã sao chép y nguyên tác phẩm của người khác trong tác phẩm của mình; và sử dụng luôn ý tưởng của tác phẩm của người khác thành ý tưởng của mình mà không trích dẫn, nêu nguồn cụ thể.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Quyền sao chép tác phẩm và giới hạn quyền sao chép tác phẩm”. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho độc giả! Luật sư 247 chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty, xác minh tình trạng hôn nhân. Nếu quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý; xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Những nhược điểm trong quyền sao chép và giới hạn quyền sao chép tác phẩm là gì?

Sự độc quyền này có thể dẫn tới hạn chế khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các sản phẩm sáng tạo, bóp méo cạnh tranh, cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
Do vậy, cần cân bằng lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích của công chúng trong việc tiếp cận, sử dụng tác phẩm, pháp luật của quốc gia và quốc tế đều có những quy định về giới hạn quyền tác giả, trong đó quyền sao chép cũng không phải là một ngoại lệ.

Khái niệm về bản quyền trong quyền sao chép tác phẩm là gì?

Quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

Thư viện có được phép sao chép tác phẩm và in ra hay không?

Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.