Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí có được bảo hộ không?

19/07/2022
Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí có được bảo hộ không?
868
Views

Hằng ngày, đa số người dân Việt Nam thường có thói quen đọc tin tức. Tuy nhiên, nhiều bài báo bị copy, ăn cắp chất xám xảy ra thường xuyên. Pháp luật Việt Nam đã quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí. Vậy, Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí có được bảo hộ không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Tác phẩm báo chí là gì?

Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

“Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.”

Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí có được bảo hộ không?

Mỗi tác phẩm báo chí được tạo nên từ chính tâm huyết, sự sáng tạo và thể hiện được những giá trị tinh thần cốt lõi của con người. Vì vậy mà loại hình tác phẩm này trở thành một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019.

Theo quy định hiện hành tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm báo chí cũng là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ bài viết, tin tức báo chí nào cũng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, mà có những thông tin, bài viết pháp luật khuyến khích công bố rộng rải trên nhiều phương tiện cho công chúng được biết.

Điều kiện để một tác phẩm báo chí được bảo hộ quyền tác giả chính là tác phẩm đó phải được sáng tạo trực tiếp bằng lao động trí tuệ của tác giả mà không có sự sao chép từ tác phẩm khác. Do đó, tác phẩm báo chí muốn được bảo hộ quyền tác giả thì cần phải đáp ứng được yếu tố này.

Các loại hình báo chí nhưng không được bảo hộ quyền tác giả?

 Các thông tin thể hiện trên các loại hình báo chí nhưng không được bảo hộ quyền tác giả là:

  • Những tin tức thời sự thuần túy đưa tin (các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo);
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính (bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật);
  • Văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí có được bảo hộ không?
Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí có được bảo hộ không?

Tác giả tác phẩm báo chí được bảo hộ quyền tác giả có quyền gì?

Trước hết chúng ta cần hiểu rằng nội dung quyền tác giả, quyền mà theo Luật sở hữu trí tuệ được bảo vệ trong một số trường hợp bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Thứ nhất, về quyền nhân thân bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Tổ chức, cá nhân khi công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Thứ hai, về quyền tài sản bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền nói trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Pháp luật sở hữu trí tuệ nghiêm cấm: sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả…

Trường hợp nào sử dụng tác phẩm báo chí không cần xin phép?

Các trường hợp: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;  Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị… sử dụng tác phẩm báo chí mà không cần xin phép

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong trường hợp nói trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm báo chí

Hồ sơ đăng ký bảo hộ:

Thành phần hồ sơ nộp cho Cục bản quyền tác giả đối với trường hợp này bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
  • 02 bản sao có công chứng giấy CMND của tác giả của tác phẩm;
  • 02 Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đối với quyền tác giả là công ty
  • 02 bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm (Đóng quyển);
  • 02 bản sao ghi thành đĩa tác phẩm (Đóng quyển);
  • Các đầu hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.

Hồ sơ sẽ được nộp tại Cục bản quyền Tác giả.

Thời gian giải quyết và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm báo chí: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Cục bản quyền tác giả nhận được hồ sơ hợp lệ và đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm, chứng minh được tác phẩm do chính tác giả sáng tạo ra, không sao chép, không vi phạm pháp luật và các yếu tố thuần phong mỹ tục thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả tác phẩm báo chí.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí có được bảo hộ không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh; Đổi tên căn cước công dân…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi bị xâm phạm quyền tác phẩm báo chí cần làm gì?

Khi nhà báo, phóng viên phát hiện ra hành vi vi phạm tác quyền báo chí của mình thì các cơ quan báo chí, tác giả cần phải thực hiện ngay lập tức quyền tự bảo vệ. Đầu tiên là yêu cầu đối tượng vi phạm phải gỡ bỏ bài viết, hình ảnh vi phạm, có lời xin lỗi hoặc có bản cam kết không tái phạm… Nếu còn tái phạm thì tác giả, cơ quan báo chí có tác phẩm bị vi phạm có thể tiến hành các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự để tự bảo vệ tác quyền đối với tác phẩm báo chí của mình. Nếu cơ quan báo chí, tác giả có thái độ kiên quyết, không nể nang trong quá trình xử lý thì tình trạng vi phạm tác quyền báo chí trong thời buổi công nghệ số sẽ giảm nhanh chóng.

Nguyên nhân vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí?

Nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền báo chí nằm ở vấn đề ý thức tuân thủ pháp luật và sự thiếu quyết liệt của chính tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Cụ thể, một số tác giả còn có tâm lý nể nang, e ngại đối với đồng nghiệp sử dụng lại tác phẩm báo chí của mình mà không xin phép. Hiện nay, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ và bản quyền đối với tác phẩm báo chí có rất đầy đủ và chặt chẽ. Chúng ta cũng có các quy định pháp lý để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí như: biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, dân sự và nặng nhất là biện pháp hình sự.

3/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.