Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?

13/07/2022
691
Views

Xin chào luật sư. Tôi có một thắc mắc rằng liệu Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không? Như trường hợp của ông Nguyễn Đức Chung – cựu chủ tịch thành phố Hà Nội đang được xem xét giảm nhẹ hình phạt do nộp 85 bằng khen, chứng nhận. Vậy ông Chung có được giảm nhẹ tội? Tại sao bây giờ ông ấy mới nộp các bằng khen này? Mong luật sư giải đáp.

Trước khi ra quyết định, Tòa án sẽ căn cứ vào nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,… để quyết định hình phạt. Một trong những vấn đề mà bị cáo rất quan tâm đó chính là việc giảm nhẹ hình phạt. Vậy căn cứu vào đâu để tòa án có thể giảm nhẹ hình phạt cho họ. Nếu một cá nhân làm từ thiện nhiều thì có được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Theo quy định nào của pháp luật? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ để tòa án quyết định hình phạt khi tuyên án

Theo Điều 50 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó Điều 54 Bộ luật cũng quy định:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Theo đó có thể thấy tình tiết giảm nhẹ là một trong các căn cứ để Tòa án giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội.

Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?

Để biết tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không? Trước hết ta cần đi tìm hiểu về khái niệm “làm từ thiện”.

Làm từ thiện là gì?

Từ thiện chính là những hành động nhân ái, giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với những người khác. Làm từ thiện chính là làm những việc tốt, việc làm thiện. Từ thiện xuất phát từ tự nguyện, không có ép buộc. Hoạt động này được thực thông qua việc quyên góp tiền bạc hoặc các vật phẩm có giá trị sử dụng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Theo đó có thể thấy làm từ thiện mang nghĩa rất rộng. Do đó có thể thấy những đặc trưng của việc từ thiện đó là:

  • Thực hiện các công việc nhằm giúp đỡ người khác. Đó có thể là quyền góp tiền, vật hoặc hỗ trợ về mặt tinh thần.
  • Mang tính tự nguyện, không vì vụ lợi hay lợi ích cá nhân
  • Mục đích nhằm giúp đỡ cho những người khác có hoàn cảnh khó khăn

Người làm từ thiện thường được người khác yêu mến, cảm kích. Một số trường hợp được cơ quan nhà nước trao tặng bằng khen, quyết định khen thưởng về những việc làm tích cực này.

Những việc làm từ thiện nào được xem xét giảm nhẹ hình phạt?

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Tại điểm v Khoản 1 Điều này có một tình tiết giảm nhẹ đó là:

“Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác”.

Đây cũng là một trong các hình thức của việc làm từ thiện.

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình tiết “người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”.

Tuy nhiên, có thể tham khảo thêm qua Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP. Theo đó:

– “Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác là người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…” (Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP);

– Một trong các điều kiện để người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể được rút ngắn thời gian thử thách là “lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc… được cơ quan cấp tỉnh trở lên khen thưởng” (khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP).

Vì vậy, nếu người làm từ thiện nhiều mà có huân chương, bằng khen,… thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tại sao đến bây giờ ông Chung mới nộp bằng khen để giảm nhẹ tội?

Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?
Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?

Ngày 31/12/2021, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị kết án 3 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, với cáo buộc tạo lợi thế cho Nhật Cường trúng thầu trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội năm 2016. Sau khi nhận án sơ thẩm, ông Chung đã có đơn kháng cáo.

Trong giai đoạn phúc thẩm vụ án, ông Nguyễn Đức Chung được ghi nhận đã nộp tài liệu là bằng khen, giấy khen kỷ niệm chương, huân chương trong thời gian công tác trong ngành công an và UBND Hà Nội; các bằng khen, giấy khen của bố, mẹ đẻ trong các hoạt động chữ thập đỏ, bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc màu da cam… Ông nộp ba bộ hồ sơ thể hiện đang bị ung thư trực tràng di căn phổi.

Viện kiểm sát nhận định đây là những tình tiết giảm nhẹ mới, nên đề nghị toà xem xét chấp nhận một phần kháng cáo để giảm nhẹ hình phạt cho ông Chung.

Có thể thấy trong các bằng khen này, còn có bằng khen, giấy khen của bố, mẹ đẻ trong các hoạt động chữ thập đỏ, bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc màu da cam. Đây chính là các hoạt động từ thiện cho thấy sự đóng góp có ích cho xã hội. Nó được xem là tình tiết để giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội.

Việc đến bây giờ ông Chung mới nộp các bằng khen này có thể do trước đó ông chưa biết về chúng nên chưa thể tập hợp để nộp lên cho Tòa án. Pháp luật quy định cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án là quyền của bị cáo. Việc này có thể tiến hành tại bất kỳ giai đoạn này trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy việc đến bây giờ ông Chung mới nộp các bằng khen này vẫn sẽ được chấp nhận.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào một người được miễn hình phạt?

Theo Điều 59 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo đó một người có thể được miễn hình phạt nếu họ có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Trộm cắp lấy tiền chữa bệnh hiểm nghèo có được giảm nhẹ hình phạt?

Theo Điểm g Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự quy định về tình tiết giảm nhẹ:
“g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;”
Việc người phạm tội bị bệnh hiểm nghèo là một tình cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do người phạm tội tự gây ra. Do đó nếu họ trộm cắp để lấy tiền chữa bệnh cũng có thể coi là một tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên để xem xét đó có được giạm nhẹ hình phạt không, còn phải căn cứ các yếu tố khác như đó có phải lựa chọn duy nhất người đó có thể; có cách khác để kiếm tiền chưa bệnh không?….

Miễn chấp hành hình phạt có phải miễn hình phạt?

Miễn chấp hành hình phạt và miễn hình phạt là 2 khái niệm khác nhau. Miễn chấp hành hình phạt là sau khi một người bị kết án, bản án đã được thi hành hoặc chưa, nhưng có các điều kiện theo pháp luật quy định, do đó người này không phải chấp hành hình phạt này nữa. Còn miễn hình phạt là ngay trong bản án đã nêu người đó sẽ được miễn hình phạt mà không thi hành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.