Phá sản là vấn đề quen thuộc trong xã hội, chủ yếu xuất phát từ các hoạt động kinh doanh; bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể góp phần hoàn thiện xã hội; đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội có nhiều sự thay đổi, biến động. Các quy định đó được sửa đổi; bổ sung và hoàn thiện nhằm tiến tới một xã hội ổn định, khôi phục và duy trì sản xuất của các chủ thể kinh doanh; phát triển kinh đất nước cũng như đời sống xã hội.
Không phải muốn là có thể phá sản được, mà đó là một trình tự thủ tục được pháp luật quy định rõ ràng cùng với các điều kiện đúng và đủ.
Bạn có thắc mắc liệu cần phải xác định thế nào trong tuyên bố phá sản? Đặc điểm của tuyên bố phá sản là gì? Các tiêu chí mà pháp luật quy định là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là phá sản?
- Phá sản là tình trạng một tổ chức kinh doanh bị mất khả năng thanh toán; và bị cơ quan nhà nước ra quyết định tuyết bố phá sản.
- Phá sản là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ chức kinh doanh để giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó. Thủ tục phá sản được tiến hành từ khi có dấu hiệu tổ chức kinh doanh đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Tiêu chí xác định tình trạng phá sản
Tiêu chí định lượng
Một doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi không thanh toán được một món nợ đến hạn có giá trị tối thiểu được luật phá sản ấn định. Tiêu chí này giúp giảm các đối tượng cần áp dụng các quy định của luật phá sản. Bởi, nếu các khoản nợ của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán là quá nhỏ thì không cần thiết phải tiến hành thủ tục phá sản phức tạp; mất nhiều thời gian và tốn kém.
Ví dụ: Luật phá sản Singapore năm 1999 quy định con nợ sẽ bị áp dụng thủ tục phá sản khi không trả được số nợ đến hạn ít nhất là 5.000 đô la Singapore (Theo Luật sửa đổi năm 2005 là 10.000 đô la).
Việc bị mở thủ tục phá sản có thể tạo ra sức ép doanh nghiệp buộc phải bán tài sản của mình với mức giá quá thấp; hoặc buộc phải tham gia vào những thỏa hiệp có tính chất bất bình đẳng trước sức ép của chủ nợ
Tiêu chí kế toán
Việc xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện thông qua sổ sách kế toán của doanh nghiệp mắc nợ. Doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu như số liệu kế toán của doanh nghiệp cho thấy tổng giá trị tài sản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản có.
Tiêu chí này phản ánh chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp mắc nợ. Dựa vào tiêu chí này; có thể thu hẹp hơn phạm vi những đối tượng có thể bị áp dụng luật phá sản.
Tiêu chí dòng tiền
Việc doanh nghiệp tuyên bố phá sản có đủ để trả nợ hay không thì không bị ảnh hưởng đến việc xác định tình trạng tuyên bố phá sản của doanh nghiệp đó. Mà coi rằng đó là điều hiển nhiên và tất yếu “có nợ là phải trả”.
Có thể thấy rằng; tiêu chí này được xem là giải pháp để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ; chính doanh nghiệp cũng như người lao động nói chung. Từ đó giảm nguy cơ tuyên bố phá sản và những hậu quả, hệ lụy không mong muốn xảy ra.
Đặc điểm của doanh nghiệp tuyên bố phá sản
- Khi đến thời hạn trả nợ mà doanh nghiệp đó không thể thanh toán được đó bất kỳ khoản nợ lớn hoặc bé nào như: Nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng;.. thì doanh nghiệp đó có thể thực hiện tuyên bố phá sản.
- Khoản nợ mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt đông kinh doanh hợp pháp của mình được pháp luật xác định là khoản nợ mất khả năng thanh toán.
- Tuyên bố phá sản cũng là việc mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể là doanh nghiệp không thể có đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
- Khi doanh nghiệp có đủ tài sản để trả nợ nhưng lại không; hoặc lẩn trốn hoạt động thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ đối với các khoản nợ khi đến thời hạn trả nợ.
Hệ quả của tuyên bố phá sản
Hậu quả của tuyên bố phá sản là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Có thể đưa đến các hậu quả khác như:
- Phục hồi hoạt động của tổ chức kinh doanh
- Thanh lý tài sản của tổ chức kinh doanh
- Chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh doanh
Phá sản doanh nghiệp làm tăng số lượng những người thất nghiệp và làm cho sức ép việc làm ngày càng lớn. Nhìn từ góc độ xã hội; thực tế phản ánh gánh nặng giải quyết việc làm; đào tạo nghề cho những người thất nghiệp; trợ cấp thất nghiệp lại được chuyển giao cho Nhà nước; ngăn chặn nguyên nhân của các tệ nạn xã hội.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Đặc điểm, tiêu chí tuyên bố phá sản của doanh nghiệp mới nhất hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Sự suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế quốc gia. Đào thải những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường giúp đẩy mạnh hoạt động đa dạng trong nền kinh tế. Tạo những nền tảng vững chắc cho quốc gia xây dựng nền chính trị ổn định.
Diễn ra vào thời điểm tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Việc đòi nợ theo thủ tục dân sự chủ nợ có thể đòi con nợ vào bất cứ lúc nào, thì thủ tục đòi nợ trong phá sản không phải mọi thời điểm con nợ đều được trả nợ cho chủ nợ.
Việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp sẽ bị tạm đình chỉ theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị.
Tòa án sẽ đại diện cho chủ nợ để đòi nợ và đại diện cho con nợ để trả nợ, với vai trò là cơ quan trung gian, đúng ra giải quyết các vấn đề về nợ cho cả con nợ và chủ nợ theo các quy định của Luật Phá sản
Không. Nếu như trong đòi nợ dân sự chỉ tổn tại chủ nợ và con nợ và việc thanh toán tiền nợ chỉ đơn giản là vay gì trả đấy, ai nợ thì đòi người đó.