Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?

26/05/2021
770
Views

Do ảnh hưởng của dịch bênh Covid 19; đã ảnh hưởng trực tiếp vào nên kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình cảnh vỡ nợ, phá sản. Người lao động đã bị giảm thu nhập nay lại còn mất việc. Cùng với đó là những lo lắng liệu quyền lợi có được giải quyết thoả đáng hay không? Liệu công nhân có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?

Xin chào Luật sư! Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Hiện nay do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 hoạt động kinh doanh của công ty bị dừng hoàn toàn. Tôi không còn khả năng để vận hành công ty cũng như chi trả các khoản chi phí nữa. Luật sư cho tôi hỏi: Khi tiến hành phá sản thì đối với công nhân, tôi cần giải quyết những quyền lợi gì? Rất mong được giải đáp từ luật sư. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Phá sản 2014

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Nội dung tư vấn

Phá sản là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định về phá sản như sau:
” Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Một trong những nội dung bắt buộc của quyết định tuyên bố phá sản là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (Điều 108 Luật Phá sản). Theo đó, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định; hợp đồng lao động chấm dứt khi người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động). Như vậy, cùng với việc công ty bị tuyên bố phá sản; thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục phá sản công ty, doanh nghiệp hiện nay

Công nhân có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019; trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể; hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản như sau:

Chi phí phá sản;

Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Với quy định này, người lao động sẽ được ưu tiên thanh toán thứ hai sau khi đã chi trả chi phí phá sản. Tuy nhiên, nếu sau khi thanh lý hết tài sản của doanh nghiệp mà chỉ đủ hoặc thậm chí không đủ trả chi phí phá sản thì người lao động sẽ không nhận được bất cứ khoản thanh toán nào.

Công ty phá sản người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Việc công ty phá sản là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Do đó, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi theo Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.

Do người lao động được ưu tiên thanh toán thứ hai nên nếu sau khi trả chi phí phá sản; doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng thanh toán thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau: Được thanh toán tiền lương cho những ngày làm việc chưa thanh toán.

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp doanh nghiệp phá sản có thể kéo dài thời hạn thanh toán nhưng không được quá 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.

Theo đó, công ty phải có trách nhiệm; chi trả tiền lương lao động theo thời gian làm việc thực tế chưa được thanh toán lương trong thời gian quy định.

Được hưởng trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019; người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên; khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được người sử lao động chi trả trợ cấp thôi việc; trừ trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu.

Với mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế; trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc; trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp, công ty năm 2021

Được thanh toán các loại bảo hiểm và các khoản lợi ích khác

Ngoài việc được trả tiền lương; trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải thanh toán các loại bảo hiểm: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cùng những khoản lợi ích khác cho người lao động theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký.

Về trợ cấp thất nghiệp; Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013; mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động; bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Với quy định này có thể thấy; dù doanh nghiệp bị phá sản nhưng tiền lương của người lao động vẫn được ưu tiên thanh toán thứ hai; sau khi doanh nghiệp bán thanh lý các tài sản hiện có.

Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Nếu có thắc mắc về vấn đề “Công nhân có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản” Xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Công ty phá sản có bao nhiêu thời gian để giải quyết quyền lợi cho nhân viên?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019; khi công ty phá sản sẽ phải giải quyết quyền lợi cho người lao động trong vòng 30 ngày.

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Căn cứ quy định tại các Điều 16, 17, 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP; hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động… (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Sổ Bảo hiểm xã hội

Các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong điều kiện phá sản của doanh nghiệp là gì?

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp không?

Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng; kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương; các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệpkhông thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời