Những trường hợp không được công chứng theo quy định năm 2022

12/06/2022
Những trường hợp không được công chứng theo quy định năm 2022
872
Views

Trong nhiều trường hợp các giao dịch cần phải thực hiện công chứng thì mới có hiệu lực. Nhưng nhiều trường hợp dù không bắt buộc công chứng nhưng người có nhu cầu lại mong muốn thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên; không phải bất cứ yêu cầu công chứng giao dịch nào công chứng viên cũng thực hiện; bởi lẽ trách nhiệm của công chứng viên là rất lớn; họ sẽ là người chịu trách nhiệm về nội dung công chứng;… Vậy theo quy định năm 2022 những trường hợp không được công chứng? Công chứng và chứng thực có gì khác nhau? Luật sư X sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng 2014

Nội dung tư vấn

Công chứng là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014; công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản;
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ; văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân; tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao phải công chứng?

  • Theo quy định của pháp luật; có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng; hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường; các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
  • Việc công chứng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà trên phương diện kinh tế; còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng; giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Những trường hợp không được công chứng

Công chứng là thủ tục được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu; tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào tổ chức; cá nhân yêu cầu thì công chứng viên cũng được phép công chứng. Dưới đây là những trường hợp không được công chứng:

Những trường hợp không được công chứng theo quy định năm 2022
Những trường hợp không được công chứng theo quy định năm 2022

Những trường hợp không được công chứng đối với công chứng viên

– Nghiên cấm công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản; lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi (Điểm c Khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014).

– Không được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở; trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. (Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014)

– Công chứng viên không được ký văn bản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng (Khoản 3 Điều 35 Luật Công chứng 2014).

Có thể bạn quan tâm:

Những trường hợp không được công chứng đối với hợp đồng, giao dịch cụ thể

Đối với bản dịch (Căn cứ Khoản 4, Điều 61 Luật công chứng):

  • Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
  • Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm; bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
  • Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

–  Hợp đồng, giao dịch đã được công chứng không được công chứng sửa đổi, bổ sung; hủy bỏ khi chưa có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng; giao dịch đó.

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ; việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép; nghi ngờ về NLHVDS của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng; giao dịch chưa được mô tả cụ thể; thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật; thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa; thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Phân biệt công chứng và chứng thực

Tiêu chíCông chứngChứng thực
Khái niệmLà việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:
– Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;
– Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Thẩm quyền– Phòng công chứng;
– Văn phòng công chứng.
– Phòng Tư pháp;
– UBND xã, phường;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
– Công chứng viên.
Bản chất– Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch;
– Mang tính pháp lý cao hơn.
– Chứng nhận sự việc; không đề cập đến nội dung; chủ yếu chú trọng về mặt hình thức
Giá trị pháp lý– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng;
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh; là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian; địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Những trường hợp không được công chứng theo quy định năm 2022  “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ai là người chịu phí công chứng hợp đồng?

Theo quy định; người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng là người phải nộp phí công chứng.

Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng khi mua bán nhà đất là ở đâu?

– Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất được chuyển nhượng.
– Việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn).

Những người có quyền yêu cấp bản sao văn bản công chứng là ai?

Người có quyền yêu cầu cung cấp bản sao là:
• Người tham gia hợp đồng, giao dịch;
• Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng;
• Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.