Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về trang phục y tế

10/08/2021
Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về trang phục y tế
750
Views
Số hiệu:45/2015/TT-BYTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Y TếNgười ký:Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành:30/11/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Lĩnh vực:Y tế – sức khỏeTình trạng:Đã biết

Tóm tắt Thông tư 45/2015/TT-BYT

Thay đổi trang phục của y sĩ, bác sĩ từ 2016

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, Thông tư số 45/2015/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2015 quy định về trang phục y tế của người hành nghề khám, chữa bệnh, người lao động, học sinh, sinh viên tại các cơ sở khám, chữa bệnh, người bệnh, sản phụ, người nhà người bệnh, người đến thăm, làm việc, người tình nguyện hỗ trợ người bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo đó, từ năm 2016, trang phục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, y sĩ vẫn màu trắng như trước nhưng có thêm viền xanh dương rộng 0,5cm ở túi, tay và cổ áo. Với bác sĩ, vẫn là áo bouse màu trắng, tuy nhiên được chia làm 02 loại – áo hè thu và áo đông xuân với chiều dài áo ngang gối thay vì quá gối từ 05 – 10cm như trước.

Cũng từ năm 2016, ngoài màu xanh lam, trang phục của người bệnh, người bệnh nặng còn có màu trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm; kiểu dáng pyjama với người bệnh thường và áo dài tay, cổ tròn, cột dây phía sau với người bệnh nặng. Người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm lựa chọn, quy định màu sắc trang phục của người bệnh để sử dụng thống nhất tại đơn vị…

Đối với những trang phục đã được ký hợp đồng và may xong; đã được trang bị trước ngày 01/01/2016 không theo quy cách nêu trên được tiếp tục sử dụng, tối đa đến 24 tháng kể từ thời điểm cấp phát, trang bị cho người sử dụng.
Cũng theo Thông tư này, chậm nhất đến ngày 01/01/2018, các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên phải tổ chức giặt, là tập trung trang phục cho người hành nghề khám, chữa bệnh, người lao động, khách đến thăm, người bệnh và người nhà người bệnh (trừ khối hành chính); với các cơ sở còn lại, khuyến khích tổ chức giặt là tập trung nếu có điều kiện.

Xem trước và tải xuống Thông tư 45/2015/TT-BYT

Câu hỏi thường gặp

Trang phục y tế cần những tiêu chí như thế nào?

Tiêu chí của trang phục y tế:
a) Bảo đảm an toàn cho người bệnh, người sử dụng;
b) Thuận tiện khi mặc, khi thao tác chuyên môn;
c) Mang tính truyền thống, đặc trưng ngành y tế;
d) Nguyên liệu bảo đảm ít nhăn, dễ giặt, dễ là ủi, dễ khử khuẩn, thấm mồ hôi và phù hợp với khí hậu;
đ) Kiểu dáng và màu sắc hài hòa, thân thiện, đơn giản, hiện đại, lịch sự, trang nhã, kín đáo, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với công việc và nghề nghiệp;
e) Bảo đảm nhận biết rõ các đối tượng sử dụng và các khu vực chuyên môn khác nhau.

Trang phục của học sinh, sinh viên trong ngành y tế bao gồm?

Trang phục của học sinh, sinh viên trong ngành y tế:
1. Học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc chức danh nào thì sử dụng trang phục của chức danh nghề nghiệp tương ứng quy định tại chương này.
2. Trên vai áo có cầu vai màu xanh dương, kích thước 4 x 10 cm.

Trang phục của người nhà bệnh bao gồm những gì?

Trang phục của người nhà người bệnh gồm:
1. Màu sắc: Màu vàng nhạt;
2. Chất liệu: Vải kate hoặc cotton;
3. Kiểu dáng: Áo khoác dài tay, cài cúc giữa, cổ tròn, chiều dài áo dưới gối 5-10cm, phía trước có 2 túi

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Thông tư 39/2016/TT-BYT phân loại trang thiết bị y tế

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời