Cách tính thời hạn tạm giữ khi bắt quả tang

12/05/2022
1440
Views

Xin chào Luật sư. Con trai tôi 24 tuổi bị bắt phạm tội quả tang đang ăn trộm và đã bị Công an ra lệnh tạm giữ. Vậy cho tôi hỏi con trai tôi sẽ bị tạm giữ trong bao lâu? Việc tạm giữ này được tính bắt đầu từ khi nào? Mong Luật sư giải đáp.

Tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Tạm giữ được áp dụng đối với một số đối tượng; và tùy từng trường hợp sẽ bị áp dụng trong thời hạn khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về biện pháp tạm giữ? Thời hạn tạm giữ đối với người bị bắt phạm tội quả tang là bao lâu? Cách tính thời hạn trong trường hợp này như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết “Cách tính thời hạn tạm giữ khi bắt quả tang“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về biện pháp tạm giữ

Tạm giữ là gì?

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Biện pháp tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS; nó có tính chất cưỡng chế. Tính cưỡng chế thể hiện ở việc biện pháp này mang tính bắt buộc đối với tất cả đối tượng bị áp dụng. Người bị tạm giữ bị tạm thời cách ly khỏi xã hội trong một thời gian; họ bị quản lý trong các cơ sở tạm giữ; bị hạn chế một số quyền cơ bản như quyền tự do đi lại.

Biện pháp này cũng mang tính cấp bách. Tính cấp bách thể hiện ở việc nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội; nên cần ngăn chặn ngay.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ

Những đối tượng sau đây có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ:

  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
  • Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang
  • Người phạm tội tự thú, đầu thú
  • Người bị bắt theo quyết định truy nã

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ

Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Quy định về thời hạn tạm giữ

Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 BLTTHS năm 2015:

Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giữ như sau:

– Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

– Trường hợp cần thiết; người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt; người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.

– Trong khi tạm giữ; nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Cách tính thời hạn tạm giữ khi bị bắt do phạm tội quả tang

Người phạm tội quả tang là người đang thực hiện hoặc vừa mới/ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Cách tính thời hạn tạm giữ khi bắt quả tang
Cách tính thời hạn tạm giữ khi bắt quả tang

Theo Điều 118 BLTTHS; thời hạn tạm giữ đối với người bị bắt quả tang sẽ được tính bắt đầu từ lúc Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị bắt hoặc áp giải người bị bắt về trụ sở của mình. Cụ thể quy định này được hiểu như sau:

  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với vụ án là người trực tiếp tiếp nhận người phạm tội quả tang; thì thời hạn bắt đầu tính tạm giữ là từ lúc Cơ quan này nhận được người bị bắt.
  • Trường hợp người phạm tội bị người dân bắt; hoặc cơ quan có thẩm quyền khác bắt/tiếp nhận người phạm tội quả tang nên cần áp giải người đó đến cơ quan có thẩm quyền điều tra; lúc này thời hạn bắt đầu được tính kể từ lúc người bị bắt được áp giải về đến trụ sở của cơ quan có thẩm quyền điều tra.

Thời điểm bắt đầu tính được tính chính xác theo giờ và phút. Thời hạn tạm giữ được tính theo giờ; quy đổi 24 giờ là 1 ngày.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Cách tính thời hạn tạm giữ khi bắt quả tang“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng độc thân; hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phạm tội quả tang là gì?

Phạm tội quả tang có thể hiểu là việc một chủ thể đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi mà hành vi đó cấu thành một tội phạm cụ thể nhưng chưa hoàn thành tội phạm thì bị phát hiện. Ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện là sau khi thực hiện hành vi phạm tội xong, người phạm tội chưa kịp cất giấu công cụ, phương tiện, tẩu tán tang vật phạm tội thì bị phát hiện.

Những ai được bắt người phạm tội quả tang?

Theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Bên cạnh đó, khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Người vi phạm vị áp dụng tạm giữ tối đa là bao lâu?

Theo quy định Điều 118 BLTTHS thì tối đa người vi phạm bị tạm giữ trong 12 ngày. Trong đó tạm giữ lần đầu là 3 ngày và 2 lần gia hạn tạm giữ mỗi lần là 3 ngày. Gia hạn tạm giữ cần có phê chuẩn của Viện kiểm sát.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.