Trình bày quy định của Luật hôn nhân và gia đình về độ tuổi được phép kết hôn

04/05/2022
Trình bày quy định của Luật hôn nhân và gia đình về độ tuổi được phép kết hôn
803
Views

Chào luật sư, tôi năm nay đã 25 tuổi có công việc ổn định. Công việc của tôi ở khá xa so với gia đình, hiện tại bố mẹ tôi đang rất mong muốn tôi lập gia đình vì ở nhà chỉ có hai ông bà. Ở quê mẹ tôi đã tìm được cho tôi một cô bạn gái, bạn ấy năm nay vừa học xong lớp 12 và không học gì thêm, mẹ tôi thấy rất ưng cô bạn đó, bạn đó năm nay mới 17 tuổi tính đến thời điểm hiện tại và tôi bảo với mẹ tôi là chưa thể kết hôn được, nhưng mẹ tôi cứ bảo không phải sợ, mẹ lo được. Luật sư có thể trình bày quy định của Luật hôn nhân và gia đình về độ tuổi được phép kết hôn? và hậu quả của việc kết hôn khi chưa đủ tuổi được không? xin cảm ơn luật sư rất nhiều.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư 247, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình

Điều kiện là tổng hợp những yêu cầu; những sự kiện phát sinh mà theo đó khi đạt đủ điều kiện đó thì mới có thể làm một công việc nhất định.

Điều kiện kết hôn là tổng hợp những yêu; cầu mà các bên kết hôn bắt buộc phải có quy định trong Luật hôn nhân và gia đình thì các bên mới có thể kết hôn.

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Hiện nay nam nữ muốn kết hôn thì phải đạt đủ các điều kiện sau:

Trình bày quy định của Luật hôn nhân và gia đình về độ tuổi được phép kết hôn

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn; theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Các điều kiện trên là bắt buộc, nếu thiếu một trong các điều kiện; quy định tại Điều 8 thì được coi là không đủ điều kiện kết hôn.

Việc xử lý kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Độ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình

Độ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình là độ tuổi theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình mà hai bên nam nữ được phép kết hôn.

Ở mỗi quốc gia khác nhau thì quy định độ tuổi kết hôn lại khác nhau. Lý do giải thích cho điều đó là bởi vì; mức độ phát triển về thể chất lẫn nhận thức ở mỗi quốc gia là không giống nhau.

Ví dụ: Ở Trung Quốc độ tuổi kết hôn với nam là 22 với nữ là 20. Tại Hàn Quốc độ tuổi kết hôn là 18 tuổi cho cả nam và nữ…

Ở tại Việt Nam; độ tuổi kết hôn được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó độ tuổi kết hôn của Nam; là từ đủ 20 đối với nữ là từ đủ 18 tuổi.

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

…”

Vậy hiểu thế nào là nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi

“Từ đủ” là đủ tuổi là đủ ngày, đủ tháng, đủ năm; và người được coi là người từ đủ 18 tuổi khi bước sang ngày sinh nhật lần thứ 18 của người đó.

Ví dụ: Trần B sinh ngày 15/10/2002 thì ngày 15/10/2020 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, và từ đủ 18 tuổi xác định từ ngày 16/10/2020.

Trình bày quy định của Luật hôn nhân và gia đình về độ tuổi được phép kết hôn

Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn; được hiểu là nam nữ có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định tại; Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình nhưng không đăng kí kết hôn.

Pháp luật không khuyến khích; nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; việc sống chung này đem đến rất nhiều rủi ro cho bản thân người sống chung.

Theo đó pháp luật sẽ không công nhận tình trạng hôn nhân của họ; về quan hệ tài sản sẽ không được pháp luật bảo vệ; việc sống chung tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu vì một lý do nào đó mà nam nữ không sống chung với nhau nữa.

Việc chia tài sản của nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng; sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Theo đó Tòa án sẽ xét trên công sức đóng góp của từng người; trên khối tài sản chung đó để làm căn cứ phân chia tài sản.

Hậu quả của việc kết hôn khi chưa đủ tuổi

Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều các cặp vợ chồng; kết hôn không đủ các điều kiện quy định tại Luật hôn nhân và gia đình. Tình trạng phổ biến nhất là kết hôn khi chưa đủ tuổi.

Pháp luật quy định độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi với nữ là từ đủ 18 tuổi; nếu vi phạm điều kiện này thì hôn nhân không được công nhận

Vậy việc kết hôn khi chưa đủ độ tuổi theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào?

Việc kết hôn khi chưa đủ tuổi được cho là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

kết hôn khi chưa đủ tuổi hay còn gọi là tảo hôn.  Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại; Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về tố tụng dân sự.

Ngoài ra người kết hôn còn có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn; mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó. (Xử phạt theo Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP)

Thôn tin thêm cho bạn đọc

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là vài viết của Luật sư X về vấn đề “Trình bày quy định của Luật hôn nhân và gia đình về độ tuổi được phép kết hôn”.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty giá rẻ. vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ Luật sư X hotline: 0833.102.102.  

Câu hỏi liên quan

Kết hôn là gì?

Kết hôn là là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Kết hôn đồng giới có bị cấm tại Việt Nam?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không cấm việc kết hôn đồng giới, nhưng cũng không công nhận quan hệ kết hôn này. Pháp luật Việt Nam khuyết khích các bạn trẻ kết hôn đúng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật?

Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.