So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng

25/04/2022
So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng
973
Views

Chào Luật sư, tôi có nghe nói về khái niệm hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu hai khái niệm trên khác nhau như thế nào? Có người nói hai khái niệm trên là một thì có đúng không? So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là gì?

Kết hôn trái pháp luật: là việc nam; nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhưng vi phạm 1 trong các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Vi phạm đó phải là vi phạm tại thời điểm đăng ký kết hôn.

Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật bao gồm:

  1. Tuổi kết hôn: Là độ tuổi tối thiểu của nam và nữ được phép kết hôn; không quy định độ tuổi kết hôn tối đa và chênh lệch độ tuổi giữa vợ và chồng. Theo đó; Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  2. Tự nguyện kết hôn: Là việc 2 bên nam; nữ xác lập quan hệ vợ chồng hoàn toàn tự do theo ý chí của mỗi bên. Hành vi vi phạm sự tự nguyện kết hôn như: cưỡng ép kết hôn; lừa dối kết hôn…
  3. Chủ thể không bị mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Không thuộc trường hợp cấm kết hôn: kết hôn giả tạo; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn; kết hôn giữa những người có dòng máu trực hệ; họ 3 đời; ….

Hủy việc kết hôn trái pháp luật: là biện pháp do Tòa án thực hiện; nhằm làm cho việc kết hôn trái pháp luật không tồn tại.

So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng
So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng

Không công nhận quan hệ vợ chồng là gì?

Các trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng gồm:

Không đăng ký kết hôn

Kết hôn cùng giới tính

Không đủ điều kiện kết hôn

So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng

Về căn cứ tiến hành

Đối với  hủy kết hôn trái pháp luật: việc kết hôn không đảm bảo đủ các điều kiện kết hôn như theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân, gia đình năm 2014. Trong các trường hợp như: chưa đủ tuổi kết hôn, không do sự tự nguyện từ các bên: có hành vi lừa dối, cưỡng ép; vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự; người đang có vợ, có chồng mà đăng ký kết hôn với người khác….

– Đối với việc không công nhận quan hệ vợ chồng: 

Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. 

Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà vợ, chồng kết hôn từ sau ngày 3/1/1987 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng;

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ 2 trường hợp trên nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Về người có quyền yêu cầu

– Đối với  hủy kết hôn trái pháp luật: Những người theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2014, theo đó bao gồm:

+ người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;

+ một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật;

+ vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, chồng mà kết hôn với người khác;

+ cá nhân, tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 như Hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình…

– Đối với yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng: Khi nam nữ chung sống với nhau theo quy định của pháp luật bắt buộc phải đăng ký kết hôn, mà không tiến hành đăng ký, thì khi có yêu cầu ly hôn Tòa án sẽ ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng.

So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng
So sánh hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng

Về hình thức xử lý và hậu quả pháp lý

– Xử lý khi hủy kết hôn trái pháp luật.Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 như sau:

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Như vậy, nếu cả 2 bên đủ điều kiện kết hôn nhưng không có yêu cầu Tòa án công nhận thì Tòa án sẽ không công nhận.

– Không công nhận quan hệ vợ chồng: đến thời điểm Tòa án giải quyết mà 2 bên vẫn chưa đăng ký kết hôn hoặc chưa đủ điều kiện kết hôn, hoặc đủ điều kiện kết hôn nhưng không có yêu cầu tòa án công nhận vợ chồng thì Tòa án sẽ không công nhận vợ chồng.

Việc xử lý con chung trong thời kỳ này sẽ xử lý theo Luật Hôn nhân gia đình, đối với tranh chấp về tài sản thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo Luật Dân sự.

Khi nào kết hôn trái luật vẫn được công nhận vợ chồng?

 việc công nhận quan hệ vợ chồng khi kết hôn trái luật được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Như vậy; có thể thấy; khi Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái luật; nếu nam; nữ có đủ điều kiện sau đây thì vẫn được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó:

– Cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định.

– Hai bên kết hôn yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mẫu đơn xin ly hôn mới năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ xin ly hôn; hoặc muốn sử dụng dịch vụ ly hôn thuận tình; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Không đăng ký kết hôn mà chung sống thì có được công nhận là vợ chồng không?

Theo quy định tại điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Pháp luật Việt Nam có thừa nhận kết hôn đồng giới không?

Khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Chia tài sản chung khi không công nhận quan hệ vợ chồng như thế nào?

 Chia tài sản chung khi không công nhận quan hệ vợ chồng được ưu tiên xử lý theo thỏa thuận của các bên
Nếu các bên không thỏa thuận thì áp dụng quy định về chia tài sản chung tại điều 219 BLDS (nếu chứng minh được đó là tài sản chung)

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.