Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện lần đầu

04/05/2022
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện lần đầu
2114
Views

Lịch sử con người đã trả qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có đặc trưng riêng của nó. Trong hôn nhân gia đình, chế độ hôn nhân luôn là một vấn đề dành được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Thực tế, lịch sử đã chứng kiến chế độ gia đình mẫu hệ, đó là gia đình mà người phụ nữ làm chủ. Ở chế độ phong kiến quy định một nam nhân có thể có nhiều thê thiếp, và con gái thường không được coi trọng trong chế độ này. Hiện nay, chế độ hôn nhân đã ngày càng hoàn thiện, phụ nữ ngày càng bình đẳng trong xã hội. Nổi bật nhất là quy định chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vậy chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện lần đầu khi nào?

Hãy cùng Luật sư 247 bàn luận về chủ đề trên qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Theo Ăngghen, trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại; đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn; sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ; trong một thời kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ, một chồng xuất hiện.

Gia đình một vợ, một chồng; được nảy sinh từ gia đình cặp đôi vào lúc giao thời giữa giai đoạn; giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man. Thắng lợi của gia đình một vợ, một chồng; là một trong những dấu hiệu của buổi đầu của thời đại văn minh.

Gia đình một vợ, một chồng; được hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất; làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Hình thức này được duy trì cho đến ngày nay; và sẽ ngày càng hoàn thiện hơn khi xuất hiện chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện lần đầu

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện lần đầu tại Việt Nam

Dưới chế độ phong kiến và thời pháp thuộc; nhà nước phong kiến và chính quyền dưới chế độ pháp thuộc; đã duy trì chế độ đa thê, có nghĩa là một nam có thể lấy nhiều nữ làm vợ. Chế độ đa thê trái với quy luật của tự nhiên bởi các lý do sau:

  • Đặc thù của tình yêu so với các loại tình cảm khác như tình bạn bè; tình đồng nghiệp… là tình yêu mang tính sở hữu và không thể chia sẻ.
  • Một người chồng có nhiều vợ cũng là nguyên nhân dẫn tới dân số tăng nhanh. Trong khi nhà nước đang nỗ lực kiểm soát gia tăng dân số.
  • Những người có khả năng lấy nhiều vợ thường là quan lại, địa chủ, phú hào. Việc duy trì chế độ đa thê; làm giảm khả năng lấy vợ của người nghèo, người không có tài sản.

Đây là chế độ lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều bất ổn cho xã hội. Do đó, kể từ khi lật đổ chế độ phong kiến; nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã xóa bỏ chế độ đa thê; và ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng lần đầu tại; Luật hôn nhân và gia đình 1959

Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định:

“Điều 1: Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ; chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng,...

Điều 3: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do; yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ.”.

Sau đó, đến Luật hôn nhân và gia đình năm 1992; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; đều kế thừa nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong chế độ; Hôn nhân và gia đình của Việt Nam.

Quy định của Luật hôn nhân về gia đình về quan hệ vợ chồng hiện nay

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là; hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Từ quy định trên, ta có thể hiểu rằng: hôn nhân một vợ, một chồng là quan hệ hôn nhân được xác lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng.

Luật hôn nhân và gia đình quy định các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

Vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là việc cá nhân trong thời kì hôn nhân kết hôn với một người khác vợ chồng hiện tại của mình hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Cụ thể có các trường hợp sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Hậu quả pháp lý khi vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng

Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 quy định:

2.Cấm các hành vi sau đây

c, Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”

Căn cứ theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.”

Như vậy, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện lần đầu

Ngoài ra cá nhân vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng còn có thể bị xử lí theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; với khung hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện lần đầu“. Hi vọng rằng các kiến thức trên sẽ có ích với bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch, thành lập công ty, mã số thuế cá nhân,…của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Câu hỏi liên quan

Hôn nhân là gì?

Hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia định là: quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Chế độ hôn nhân và gia đình là gì?

Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Pháp luật có cấm lấy nhiều vợ?

Điều 5 Luật HNGĐ cấm: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Đánh giá bài viết

Comments are closed.