Ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên, công ty bị phạt thế nào?

29/03/2022
Ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên, công ty bị phạt thế nào?
577
Views

Khi người lao động nghỉ ốm đau, thai sản, điều trị do tai nạn lao động thì có thể được hưởng tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Vậy nếu ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên, công ty bị phạt thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên, công ty bị phạt thế nào?

Theo khoản 4 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả trợ cấp BHXH cho người lao động.

Trường hợp đã nhận tiền trợ cấp từ cơ quan BHXH nhưng không thực hiện chi trả cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi về hành vi chiếm dụng tiền hưởng BHXH của người lao động.

Theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi này như sau:

2. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.

Như vậy, nếu ăn chặn tiền dưỡng sức sau sinh của người lao động, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 18 – 20% tiền dưỡng sức bị chiếm dụng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Trong khi đó, nếu người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 36 – 40% tiền dưỡng sức bị chiếm dụng nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).

Đồng thời người sử dụng lao động còn buộc phải hoàn trả cho người lao động số tiền dưỡng sức sau sinh đã chiếm dụng cùng với một khoản tiền lãi. Lãi suất được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (theo điểm b khoản 7 Điều 41 Nghị định 12/2022).

Các trường hợp người lao động được hưởng tiền dưỡng sức

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có các trường hợp người lao động được hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:

Các trường hợp người lao động được hưởng tiền dưỡng sức
Các trường hợp người lao động được hưởng tiền dưỡng sức

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên, công ty bị phạt thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

Căn cứ Điều 103 Luật BHXH năm 2014, thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản như sau:
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức; phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản; người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 107 Luật BHXH năm 2014 quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động lập danh sách người đã hưởng chế độ tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi; và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định; cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức; phục hồi sức khỏe cho người lao động; và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến; người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Mức lương cơ sở để tính tiền dưỡng sức là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở tiếp tục thực hiện theo Nghị định 38 và giữ mức 1.490.000 đồng/tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.