Muốn cho nhà con gái nhưng không cho con rể thì nên làm gì?

24/03/2022
807
Views

Chào Luật sư. Gia đình con gái vẫn phải thuê nhà, còn tôi muốn cho cháu một căn liền kề nhưng con rể “thiếu đứng đắn”, sợ nếu ly hôn sẽ phải chia đôi tài sản này.  Muốn cho nhà con gái nhưng không cho con rể thì nên làm gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Tài sản riêng của vợ, chồng

Căn cứ theo điều 43; Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

+) Tài sản riêng của vợ; chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng; được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ; chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ; chồng.

+) Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ; chồng cũng là tài sản riêng của vợ; chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Hiện này Luật hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực; năm 2018 chưa có văn bản pháp Luật hay văn bản dưới Luật nào hướng dẫn khác quy định nêu trên.

Muốn cho nhà con gái nhưng không cho con rể thì nên làm gì?

Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản

+ Đối với động sản mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu; thì hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký

+ Đối với hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu; thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Muốn cho nhà con gái nhưng không cho con rể thì nên làm gì?

Phân loại thừa kế

Thừa kế chính là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo ý chí của người để lại di sản trước khi chết hoặc theo pháp luật.

Thừa kế bao gồm hai loại: Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản của người chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Căn cứ vào nội dung của di chúc; những người còn sống sẽ thực hiện theo ý nguyện của người đã chết trong việc phân chia di sản thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế; điều kiện; và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng.

Muốn cho nhà con gái nhưng không cho con rể thì nên làm gì?

Để vừa cho gia đình con gái được ở mà không sợ con rể hưởng lợi nếu “tan đàn xẻ nghé”; bà có 2 phương án là lập Hợp đồng tặng cho tại Văn phòng công chứng; hoặc lập Di chúc để lại căn nhà cho con gái.

Phương án thứ nhất

Bà có thể sang tên căn hộ cho con gái mà không cần sự đồng ý; có mặt của con rể. Lưu ý; bà cần yêu cầu công chứng viên viết “lời chứng” có nội dung cho riêng; tài sản này chỉ thuộc về con gái bà.

Phương án này ưu điểm ở chỗ gia đình con gái có nhà ngay và được lập sổ hộ khẩu riêng; giúp tiếp cận các dịch vụ công như học hành, y tế tốt hơn. Nếu không ở, con gái bà có thể cho thuê, thế chấp… Ngược lại, nó dễ gây sứt mẻ tình cảm giữa con rể và nhà vợ.

Phương án thứ hai

Lập di chúc thừa kế riêng cũng giúp căn hộ thành tài sản chỉ thuộc về con gái bà theo Luật Hôn nhân và gia đình. Di chúc có thể được giữ bí mật, đến khi bà mất mới công bố.

Gia đình con gái bà có thể đến sinh sống tại căn hộ này, dù di chúc chưa được thực hiện.

Nhược điểm của phương án này ở chỗ gia đình con gái không sở hữu nhà lập tức vì di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, khi bà mất. Việc lập và thực hiện di chúc còn có thể gây tranh chấp giữa con gái bà và các anh chị em khác nếu họ không đồng ý.

Tài sản tặng cho là tài sản riêng hay tài sản chung?

Để xác định được là tài sản chung phải dựa vào ý chí của người tặng cho; người để lại thừa kế. Một chủ sở hữu tài sản thể hiện ý chí tặng cho vợ chồng và không đề cập đến quyền sở hữu của mỗi người; tài sản này là tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên; nếu người tặng cho thể hiện rõ phần quyền sở hữu của từng người; thì khi tặng cho tài sản này lại không phải là tài sản chung của vợ chồng.

Bời vì khối tài sản này đã trở thành tài sản chung theo phần; mà tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất .

Như vậy; một người trước khi chết lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho hai vợ chồng:

  • Nếu trong di chúc không đề cập đến quyền sở hữu của mỗi bên vợ chồng; thì khi được hưởng thừa kế tài sản này là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
  • Nếu di chúc thể hiện rõ phần quyền sở hữa của vợ, của chồng; thì phần vợ, chồng được hưởng là tài sản của mỗi người.

Lưu ý rằng: Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung để trở thành tài sản chung chỉ có thể xảy ra trong trường hợp thừa kế theo di chúc; bởi lẽ diện và hàng thừa kế theo pháp luật không có con dâu và con rể.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Muốn cho nhà con gái nhưng không cho con rể thì nên làm gì?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có được tặng cho tài sản chung hay không?

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015: “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình”. Do đó đối với tài sản chung, nếu nó là tài sản chung theo phần thì người tặng cho có quyền định đoạt tài sản của mình cho bên được tặng; miễn là trong quyền định đoạt phần tài sản của mình.

Thừa kế theo di chúc là gì?

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản của người chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Căn cứ vào nội dung của di chúc; những người còn sống sẽ thực hiện theo ý nguyện của người đã chết trong việc phân chia di sản thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.