Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay

30/01/2022
Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay
851
Views

Để có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cần phải thực hiện như thế nào? Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Phá sản 2014;
  • Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ Quản tài viên

Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Phá sản 2014 muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính; ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật; kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

– Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan; tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;

– 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.

Điều kiện cấp chứng chỉ Quản tài viên đối với Luật sư nước ngoài

Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về luật sư, kiểm toán viên là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về kiểm toán muốn hành nghề quản lý; thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-02 ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp, bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp;

– Bản tóm tắt lý lịch (tự khai);

– 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

Quy trình cấp chứng chỉ Quản tài viên

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện; hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1; Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.

Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1; Điểm b Khoản 2 Điều này.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị theo mẫu TP-QTV-08 ban hành kèm theo Nghị định này; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.

Người bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

– Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Phá sản 2014;

– Các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản 2014.

Cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

– Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu bị mất chứng chỉ hoặc chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

– Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-03 ban hành kèm theo Nghị định 22/2015/NĐ-CP;

b) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

– Người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp lại theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị.

Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

– Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Phá sản 2014.

– Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Phá sản 2014 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người đó.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được gửi cho người bị thu hồi chứng chỉ, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề có trụ sở và được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

– Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì bị xóa tên khỏi danh sách Quản tài viên; doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề

– Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

– Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

– Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.

– Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.

Các trường hợp Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản

Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:

– Là người có liên quan với doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Khi có căn cứ cho rằng Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản; cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật; nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; hoặc không phù hợp với Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.

Trường hợp tạm đình chỉ hành nghề đối với Quản tài viên

Quản tài viên bị tạm đình chỉ hành nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

c) Quản tài viên là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;

d) Quản tài viên là kiểm toán viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, quản tài viên là kiểm toán viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật.

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với trường hợp quy định tại Điểm a; Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này tối đa là 12 tháng. Trong trường hợp thời gian tạm đình chỉ nêu trên đã hết; mà lý do tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản vẫn còn; thì thời gian tạm đình chỉ tiếp tục được kéo dài, mỗi lần không quá 12 tháng.

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định xử lý kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trước thời hạn

– Quản tài viên được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý; thanh lý tài sản trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:

a) Có quyết định đình chỉ điều tra; đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội đối với Quản tài viên.

b) Quản tài viên không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

c) Công ty hợp danh đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp tư nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản 2014 quy định tại Khoản 2 Điều này.

– Sở Tư pháp có thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn; hủy bỏ việc tạm đình chỉ hoạt động hành nghề quản lý; thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

– Quyết định tạm đình chỉ, gia hạn và hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý; thanh lý tài sản được gửi cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý; thanh lý tài sản; Tòa án nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch; hoặc nơi doanh nghiệp quản lý; thanh lý tài sản mà Quản tài viên bị tạm đình chỉ đang hành nghề có trụ sở; Bộ Tư pháp và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Lĩnh vực nào đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, gồm:
(1) Lĩnh vực hành nghề khảo sát xây dựng.
(2) Lĩnh vực hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
(3) Lĩnh vực hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
(4) Lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng.
(5) Lĩnh vực hành nghề định giá xây dựng.
(6) Lĩnh vực hành nghề quản lý dự án.
Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, cá nhân phải đáp ứng điều kiện riêng ngoài điều kiện cơ bản nêu trên để được cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực đó.

Quản tài viên là gì?

Quản tài viên là người thực hiện công việc quản lý thanh lý tài sản của doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. Quản tài viên phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định; đồng thời được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Điều kiện được hành nghề Quản tài viên

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm; liêm khiết, trung thực, khách quan;
– Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.