F0 mắc Covid-19 không khai báo y tế bị xử lý như thế nào?

29/01/2022
831
Views

Trước sự lây lan dịch bệnh covid -19 nhanh chóng, rộng khắp cả nước, nhiều cá nhân tuy biết mình đã là f0 nhưng đã không chủ động khai báo hoặc né tránh khai báo y tế. Điều này khiến dịch bệnh càng có nhiều khả năng lây lan nhanh rộng ra cộng đồng, làm tăng gánh nặng cho ngành y tế cũng như phủ định đi công lao chống dịch của toàn dân và chính quyền. Vậy với những trường hợp f0 không khai báo y tế sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

Bệnh dịch Covid-19 là gì?

Nhịp điệu thường ngày của cuộc sống hiện đại bỗng bị đảo lộn với sự xuất hiện và bùng phát mạnh của dịch bệnh Covid 19 từ cuối tháng 12 năm 2019 tiếp diễn cho đến nay. Dịch bệnh bắt đầu với những ca nhiễm đầu tiên tại một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp các quốc gia trên thế giới. Bệnh dịch Covid 19 là tên gọi chính thức được Tổ chức y tế thế giới WHO đặt tên, đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV). Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.

Virus Corona 2019 là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Người nhiễm 2019-nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.

Quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Mỗi quốc gia, khu vực đều đưa ra và thực thi những chính sách, quy định pháp luật để vừa phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan, giảm nguy cơ, số ca tử vong vừa có thể duy trì các hoạt động kinh tế – xã hội, bảo đảm nguồn sống cho người dân cũng như trật tự an toàn xã hội. Kể từ khi có ca mắc Covid 19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã áp dụng, ban hành nhiều quy định để đối phó với tình hình dịch bệnh theo từng giai đoạn. Cụ thể đó là các quy định pháp luật chung cho các nhóm quan hệ xã hội mà có thể liên quan tới hoạt động phòng, chống dịch bệnh covid-19 như:

  • Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007. Luật này được ban hành để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nói chung. Theo đó, bệnh truyền nhiễm được giải thích là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. Do đó, Covid-19 được coi là bệnh thuộc nhóm các bệnh truyền nhiễm, việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 chịu sự điều chỉnh của luật trên.
  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị coi là hành vi quy định pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tế, và do đó sẽ bị xử lý theo nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: Covid 19 là bệnh truyền nhiễm, các hành vi làm lây dịch bệnh covid 19, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng có thể bị coi là tội phạm theo điều 240 BLHS; Các hành vi vi phạm quy định hoạt động y tế liên quan tới bệnh covid 19 còn có thể bị coi là tội phạm theo điều 315 BLHS. Bên cạnh đó những hành vi không tuân thủ quy định pháp luật nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 như tổ chức, giúp sức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, chống đối người thi hành công vụ,…có thể bị xử lý về các tội danh tương ứng theo quy định BLHS.

Trên cơ sở khung pháp luật đã có, các cơ quan nhà nước đã ban hành thêm các quy định đặc thù để ứng phó với dịch bệnh Covid-19:

  • Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2020 về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
  • Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG năm 2021 ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19” do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
  • Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” do Chính phủ ban hành

F0 mắc Covid-19 không khai báo y tế bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch. Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 3 Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì hành vi “Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật” thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi “Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A” bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.  Như vậy, nếu người mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch không tuân thủ việc khai báo y tế theo các quy định trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, hành vi không khai báo y tế dẫn đến gây hậu quả làm lây lan dịch bệnh cho người có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người Điều 240 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

F0 mắc Covid-19 không khai báo y tế bị xử lý như thế nào?

Khoản 1 điều 12, NĐ 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

Khoản 3 điều 12, NĐ 117 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tư vấn xử lý hành vi chửi bới lăng mạ người khác”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

Trường hợp nào thì phải tổ chức cách ly y tế?

Theo khoản 1 điều 49 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.