Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái

23/01/2022
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái
838
Views

Con cái được xem như những quả ngọt kết tinh từ tình yêu của bố và mẹ. Tuy nhiên, khi sinh con ra; để trẻ phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức; trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; bố mẹ cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ rất lớn. Vậy quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái như thế nào. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về giám hộ cho con

Cha mẹ là người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về quản lý, định đoạt tài sản của con

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi; con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý.

Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.

Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên; hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

Cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con. Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Khi con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về bồi thường thiệt hại do hành vi của con

Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên,con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự căn cứ theo Điều 74 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 .

Cha mẹ không được

Phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ;

Lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;

Xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quyền có tài sản riêng của con được quy định như thế nào?

Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.