Khi có một hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra thì cần phải có cơ quan tiến hành điều tra làm rõ sự việc. Thông qua việc điều tra này giúp cung cấp thông tin, chứng cứ để phục vụ cho hoạt động tố tụng, xét xử diễn ra thành công. Vậy thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào? Để rõ thêm về vấn đề này, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Luật tổ chức các cơ quan điều tra hình sự năm 2015
Các cơ quan có thẩm quyền điều tra
Điều 4, Luật tổ chức các cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định về các cơ quan sau có thẩm quyền điều tra bao gồm:
- Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân.
- Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.
- Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Theo Điều 7 Luật tổ chức các cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 2 cơ quan điều tra là:
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (gồm các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc);
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương (gồm có Ban điều tra và bộ phận giúp việc).
Thẩm quyền điều tra theo vụ việc
Tại Khoản 3 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra về:
- Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp;
- Đồng thời người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Cụ thể:
Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án. Những tội này được quy định tại Chương XXIV bộ luật hình sự 2015, bao gồm:
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội;
- Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội;
- Tội ra bản án trái pháp luật;
- Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật…
Tội phạm về tham nhũng, chức vụ: Là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức do người có chức vụ thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Những tội này được quy định tại Chương XXIII, gồm:
- Tội tham ô tài sản;
- Tội nhận hối lộ;
- Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng;
- …
Những tội trên xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp thì sẽ thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Thẩm quyền điều tra theo cấp
Cơ quan điều tra của Viện kiểm nhân dân tối cao sẽ có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án hình sự theo vụ việc như trên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân (Khoản 2 Điều 30 Luật tổ chức các cơ quan điều tra hình sự 2015).
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền tiến hành điều tra các vụ án hình sự như trên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Công an nhân dân
Thẩm quyền của cơ quan an ninh điều tra
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật tổ chức các cơ quan điều tra 2015, Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an có thẩm quyền tiến hành Điều tra vụ án hình sự về:
- Các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các tội phạm có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra;
- Vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
Theo khoản 2 Điều 17 Luật tổ chức các cơ quan điều tra 2015, Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh còn có thẩm quyền tiến hành Điều tra vụ án hình sự về:
- Các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
- Tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.
Thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra
Đối với cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an có thẩm quyền tiến hành điều tra:
- Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra;
- Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
Đối với cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành điều tra:
- Các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.
Đối với cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền tiến hành điều tra:
Các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.
Nhận thấy rằng giữa thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra chỉ được tổ chức ở cấp Bộ và cấp tỉnh, còn cơ quan cảnh sát điều tra thì được tổ chức ở cả 3 cấp là cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện.
Điều này xuất phát từ tính chất hoạt động của 2 cơ quan này trong hệ thống công an nhân dân.
Thẩm quyền điều tra của cơ quan thuộc Quân đội nhân dân
Căn cứ khoản 2 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Quân sự.
Căn cứ theo Điều 272 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử với:
- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng nêu trên nhưng liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
Bên cạnh đó, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
- Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?
- Điều tra vụ án hình sự và quy định của pháp luật
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lừa đảo là dùng “Thủ đoạn gian dối” nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm là “Lợi dụng uy tín, lòng tin” trên cơ sở các “Hợp đồng” và để chiếm hữu được tài sản và sau đó là c chiếm đoạt tài sản. Các hợp đồng này là chữ “Tín” tức là lòng tin, hay tín nhiệm để người bị hại tin và giao tài sản.
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự; trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm; người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
Để thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra; cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS. Nếu không có hoạt động điều tra; viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố; toà án không có cơ sở để xét xử vụ án.