Tác giả có đương nhiên sở hữu tác phẩm do mình tạo ra?

26/12/2021
Tác giả có đương nhiên sở hữu tác phẩm do mình tạo ra?
532
Views

Khi nhắc đến một tác phẩm, đi liền với nó luôn là tên tác giả tạo ra tác phẩm đó. Tuy nhiên có phải tác phẩm lúc nào cũng thuộc sở hữu của tác giả? Có khi nào người không tạo ra tác phẩm nhưng vẫn có quyền sở hữu đối với nó? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Tác giả có đương nhiên sở hữu tác phẩm do mình tạo ra?” để giải đáp thắc mắc này nhé.

Căn cứ pháp lý

Văn bản hợp nhất số 07/2019, hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả là gì

Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Căn cứ vào quy định này thì quyền tác giả không chỉ thuộc về người tạo ra chính tác phẩm đó mà còn thuộc về người sở hữu nó.

Theo Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ thì Quyền tác giả bao gồm các quyền sau đây:

Quyền nhân thân

Theo Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ, Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản

Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

1.Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ

Theo đó chủ sở hữu đối với tác phẩm bao gồm các chủ thể sau:

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Điều 37 Luật sở hữu trí tuệ

Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

Theo Điều 38 Luật sở hữu trí tuệ:

1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.

 2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng với nhà văn B để viết cuốn sách C. Cuốn sách C lúc này thuộc sở hữu của Công ty A nhưng tác giả của nó lại là nhà văn B.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.

Điều 40 Luật sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Nhà văn A viết tác phẩm B và nó thuộc quyền sở hữu của A. Sau khi A chết, con của A là C – người thừa kế duy nhất sẽ trở thành chủ sở hữu đối với quyền tác giả của tác phẩm B.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Nhà văn A chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm X cho B. Lúc này B trở thành chủ sở hữu đối với tác phẩm X.

Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

Theo Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ

1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

a) Tác phẩm khuyết danh;

b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.

Tác phẩm thuộc về công chúng

Theo Điều 43 Luật sở hữu trí tuệ

1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.

2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.

Tác giả có đương nhiên sở hữu tác phẩm do mình tạo ra?

Dựa vào phân tích ở trên, tác giả sẽ không đương nhiên sở hữu đối với tác phẩm do mình tạo ra. Trong một số trường hợp các tác phẩm đó sẽ thuộc về các cá nhân, tổ chức khác dù họ không tạo ra nó. Đó là các trường hợp:

  • Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để tạo ra tác phẩm
  • Người thừa kế quyền tác giả
  • Người được chuyển giao quyền tác giả
  • Nhà nước
  • Công chúng

Tùy trường hợp, chủ sở hữu sẽ có các quyền tài sản và quyền nhân thân tương ứng với. Tuy nhiên tác giả sẽ luôn có các quyền nhân thân nhất định với tác phẩm mình tạo ra.

Đó là các quyền:

+Đặt tên cho tác phẩm;

+Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

+Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Đây chính là những quyền gắn liền với mỗi tác giả và thể hiện được người đã tạo ra nó. Những chủ sở hữu khác không phải là tác giả, chủ yếu chỉ có các quyền tài sản. Họ chỉ có quyền nhân thân là “công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Tác giả có đương nhiên sở hữu tác phẩm do mình tạo ra?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền liên quan là gì?

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Chủ sở hữu quyền liên quan là ai?

Theo Điều 44 Luật sở hữu trí tuệ thì:
Chủ sở hữu quyền liên quan gồm:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
3. Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.