Quy định của pháp luật về người thừa kế theo di chúc?

19/11/2021
Quy định của pháp luật về người thừa kế theo di chúc?
633
Views

Chào Luật sư, hiện nay tôi đang có một vấn đề thắc mắc, cần được luật sư tư vấn. Đó là, cách đây 01 năm; cha tôi mất và có để lại di chúc phân chia tài sản cho con cháu. Tuy nhiên, trong bản di chúc đó lại không có tên của tôi; các thành viên khác trong gia đình đều có tên trong việc hưởng di sản mà cha tôi để lại. Việc phân chia tài sản theo di chúc cũng đã được diễn ra; bản thân tôi không nhận được bất kì phần di sản nào vì lí do không có tên trong bản di chúc. Bên cạnh đó, trong di chúc, cha tôi có để lại di sản cho công ty cổ phần Thiên Phúc nơi mà cha tôi trước đó có góp vốn thành lập. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp trên, tôi có được hưởng di sản không? Việc cha tôi để lại một phần di sản cho công ty cổ phần Thiên Phúc có đúng với quy định của pháp luật không? Pháp luật có quy định gì về người thừa kế theo di chúc?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Thừa kế theo di chúc là việc chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống; theo ý chí đơn phương của người có tài sản được thể hiện thông qua bản di chúc.
  • Người lập di chúc là người tự định đoạt tài sản của mình trước khi chết; thông qua việc để lại di chúc bằng hình thức văn bản hay di chúc bằng miệng.
  • Người thừa kế theo di chúc là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc.

Quyền của người lập di chúc

  • Thứ nhất, chỉ định người thừa kế. Pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản thừa kế; chỉ định người thừa kế theo mong muốn của họ. Pháp luật không bắt buộc trong di chúc phả đề cập đến tên của những người có quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
  • Thứ hai, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền định đoạt với vấn đề truất quyền hưởng di sản người thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật cũng đưa ra những hạn chế nhất định cho việc truất quyền này; nhằm đảm bảo lợi ích cũng như phương diện xã hội.
  • Thứ ba, quyền phân định tài sản cho người thừa kế. Phân định tài sản trong di chúc chính là việc người để lại tài sản thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình.
  • Thứ tư, người lập di chúc có quyền dành một phần trong khối di sản để di tặng.
  • Thứ năm, người lập di chúc có quyền dành một phần trong khối di sản để dùng vào việc thờ cúng.
  • Thứ sau, quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ về tài sản.
  • Thứ bảy, người lập di chúc có quyền sử đổi, bổ sung; hủy bỏ di chúc.
  • Thứ tám, quyền chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia tài sản.

Người thừa kế theo di chúc

Người thừa kế theo di chúc là cá nhân

  • Theo quy định tại điều 631 BLDS năm 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
  • Nếu người thừa kế không còn sống vào thời điểm chuyển giao di sản thừa kế mà vẫn thực hiện theo di chúc; thì về bản chất ý chí của người để lại di sản chưa thực sự được thực hiện.
  • Nếu tại thời điểm phân chia di sản mà người thừa kế chết; nhưng thời điểm mở thừa kế người thừa kế vẫn còn sống thì di sản thừa kế vẫn thuộc sở hữu của người thừa kế đó. Nếu trường hợp một người bị mất tích nhiều năm không có thông tin; đã bị tuyên bố là mất tích nhưng chưa bị tòa án tuyên bố là đã chết thì vẫn có quyền được hưởng thừa kế.

Người thừa kế theo di chúc là tổ chức

  • Pháp luật dân sự hiện nay ngoài việc thừa nhận người thừa kế là cá nhân; thì tổ chức cũng có thể trở thành người thừa kế. Theo đó, cơ quan, tổ chức muốn trở thành người thừa kế theo di chúc thì phải còn tồn tại ở thời điểm mở thừa kế. Cơ quan, tổ chức còn chia thành tổ chức phải có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân
  • Đối với pháp nhân, theo quy định tại điều 96 BLDS 2015; pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây: hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức; giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92, 93 Bộ luật này; bị tuyên bố phá sản theo quy định của luật phá sản.
  • Đối với những trường hợp pháp nhân chấm dứt tồn tại trước thời điểm mở thừa kế; thì sẽ không trở thành chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc.
  • Đối với tổ chức khôn có tư cách pháp nhân thì việc xác định tình trạng tồn tài sẽ gặp những khó khăn hơn; mất quyền thừa kế khi không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Hưởng di sản trong trường hợp không có tên trong di chúc

  • Theo Điều 644 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
  • Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật; trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản; hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.
  • Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định của pháp luật về người thừa kế theo di chúc?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Di tặng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 646 BLDS năm 2015, thì di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

Di sản dùng vào việc thờ cúng có được mang ra chia nữa không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 645; 1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào?

Theo quy định tại Điều 643; Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế; trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời