Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?

26/12/2021
Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào? Cấu thành tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
764
Views

Theo quy định của pháp luật, người trực tiếp buôn bán, sử dụng, vận chuyển trái phép chất ma túy… đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy?

Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; không có quy định cụ thể về khái niệm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Nhưng bạn có thể hiểu:

“Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê; dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.

Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?

Hình phạt chính

Theo Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; quy định về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy phải chịu những hình phạt như sau:

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Sẽ phải chịu hình phạt này nếu bạn có các hành vi như:

  • Rủ rê người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Dụ dỗ người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Hình phạt này áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức: là hình thức phạm tội có kế hoạch rõ ràng, cụ thể với sự tham gia của nhiều chủ thể; tạo thành một tổ chức liên kết, quy mô lớn, chặt chẽ;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi: được hiểu là người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, không kẻ gì đến danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người với mục đích nhằm thu lợi cá nhân;
  • Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người đang cai nghiện;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
  • Tái phạm nguy hiểm: đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

Nếu có hành vi thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bạn có thể sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 13 tuổi.

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên.

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người không nắm vững kiến thức pháp luật, không có kinh nghiệm xét xử sẽ rất khó khăn.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Tòa án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.

Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính của tội lôi kéo người khác sử chất ma túy được nêu trên thì có thể sẽ phải chịu hình phạt bổ sung phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Cấu thành tội phạm của tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Chủ thể tội phạm

Người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là người có năng lực trách nhiệm hình sự; và đến độ tuổi nhất định (đủ 16 tuổi trở lên) theo quy định của pháp luật.

Khách thể tội phạm

Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng ma túy; nếu không có người sử dụng chất ma túy thì không thể có người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

Mặt chủ quan tội phạm

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm; thấy trước được tác hại của hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, người phạm tội đang thực hiện hành vi là lỗi cố ý.

Mặt khách quan tội phạm

Tội lôi kéo sử dụng ma túy có các dấu hiệu hành vi như sau:

  • Người phạm tội có hành vi rủ rê, dụ dỗ; xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Người phạm tội có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; (như sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…).

Trường hợp người nào nghiện ma túy rủ người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy; hoặc cùng đi mua chất ma túy để cùng sử dụng; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Trong trường hợp này, họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ; hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy.

Hậu quả của tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Hậu quả chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên khi có hậu quả xảy ra; thì hậu quả là dấu hiệu bắt buộc cần phải xem xét để định khung hình phạt phù hợp.

Khi xem xét để định tội danh, phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi tàng trữ, vận chuyển không nhằm mục đích mua bán có thể phải chịu trách nhiệm về tội gì?

Hành vi tàng trữ, vận chuyển không nhằm mục đích mua bán có thể bị phạt về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

Thế nào là vận chuyển trái phép chất ma túy?

Có thể hiểu vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.