Đỗ, để xe ở hè phố ra sao cho đúng quy định luôn là câu hỏi được đặt ra đối với nhiều chủ phương tiện nói chung và nhất là đối với các chủ xe ô tô nói riêng. Vậy đỗ, để xe ở hè phố như thế nào là trái và đỗ, để xe ở hè phố sao là đúng với quy định của pháp luật? Đỗ, để xe trên hè phố trái quy định của pháp luật bị xử phạt bao nhiêu tiền? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Đỗ, để xe theo quy định của pháp luật là như thế nào?
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về dừng, đỗ, để xe, cụ thể như sau:
“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.”
Đỗ, để xe đúng và sai theo quy định của pháp luật là như thế nào?
Theo Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
“Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”
Như vậy, khi người điều khiển phương tiện đỗ, để xe không đúng theo các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì được xem là đỗ, để xe trên hè phố trái với quy định của pháp luật.
Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
(i) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong hành vi vi phạm sau đây:
Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
(ii) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong hành vi vi phạm sau đây:
Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Lỗi đi vào đường cấm đối với xe ô tô năm 2021 phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, mức phạt đối với lỗi đi vào đường cấm năm 2021 đối với người điều khiển phương tiện ô tô như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điển khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu cấm xe ô tô trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều 5 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Theo điểm b khoản 4 Điều 5).
Ngoài ra, bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm b khoản 11).
Quy định về việc sử dụng một phần hè phố để trông, giữ xe tại Hà Nội như thế nào?
Theo quy định của Quyết định 09/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội có đưa ra vấn đề sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông, giữ xe như sau:
1.Tuân thủ các yêu cầu nêu tại Điều 9 của quy định này.
2. Điểm để xe phải cách nút giao thông tối thiểu 10m tính từ mép đường giao nhau, vị trí để xe phải được sơn kẻ vạch rõ ràng;
3. Tại những khu vực để xe không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố; các phương tiện phải được sắp xếp ngăn nắp, trật tự, đảm bảo người đi bộ đi lại thuận tiện, thông thoáng, không phải đi vòng tránh các vị trí đỗ xe đạp, xe máy; phần hè phố còn lại (không bao gồm phần hè đang bố trí cây xanh, cột điện, biển báo và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác) dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m;
4. Phải có kết cấu phù hợp, đảm bảo chất lượng, mỹ quan đô thị; Chỉ cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè phố làm nơi để xe đối với những hè phố đã có kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng;
5. Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m; trường hợp đặc thù thực hiện theo phương án khác, UBND cấp huyện căn cứ thực tế hè phố xây dựng phương án để xe đạp, xe máy, đề xuất Liên ngành Sở Giao thông vận tải – Công an thành phố Hà Nội thống nhất, chấp thuận, phải đảm bảo phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m và các quy định nêu trên;
Khi để xe trên vỉa hè phải đảm bảo:
+ Điểm để xe phải cách nút giao thông tối thiểu 10m tính từ mép đường giao nhau.
+ Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m
+ Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tước giấy phép lái xe và Giữ giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?
- Điều khiển xe sử dụng còi không đúng quy định bị xử lý như thế nào?
- Điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông xử lý ra sao?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật bị xử phạt bao nhiêu tiền?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đây là hình thức xử phạt bổ sung. Nghĩa là trước đó, người vi phạm đã bị áp dụng hình thức phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy vào mức độ
Theo quy định Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi vào khu vực cấm hoặc đường có biển báo cấm xe máy. Trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 100);
Ngoài ra, bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6).