Chó cắn người khác bị thương thì chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm?

16/12/2021
Chó cắn người khác bị thương thì chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm không?
850
Views

Hiện nay ở Việt Nam việc nuôi chó thả rông là không hề hiếm. Dù là loài vật nuôi phổ biến và khá thân thiện nhưng số vụ chó dữ cắn người xảy ra không ít. Nếu vậy, khi chó cắn người khác bị thương thì chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm không? Người bị thương có lỗi trong trường hợp này không? Sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng Luatsu247 tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015

Chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm không?

Trách nhiệm hành chính

Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

….2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng….”

Pháp luật quy định người nuôi phải quản lý thú cưng khi đưa nó ra nơi công cộng. Cụ thể họ phải đeo rọ mõm và xích giữ chó để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Người không thực hiện đúng những quy định trên sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Trong trường hợp này nếu chủ vật nuôi đưa chó ra nơi công cộng nhưng không có các biện pháp quản lý thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Trách nhiệm dân sự

Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về vấn đề này như sau:

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Vì con chó đã làm bị thương người khác nên chủ vật nuôi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ dựa trên những tổn hại đến sức khỏe, tinh thần mà người bị thương gặp phải do việc chó cắn người.

Tuy nhiên với trường hợp việc đó là do người thứ ba gây ra, thì tùy thuộc vào mức độ lỗi của họ (hoàn toàn hay có một phần lỗi) mà họ sẽ phải chịu trách nhiệm thay cho chủ vật nuôi hoặc liên đới chịu trách nhiệm cùng với chủ vật nuôi.

Trách nhiệm hình sự

Việc chó cắn người có thể còn do ý thức chủ quan của người chủ nuôi/ người thứ ba, do đó có thể người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau được quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như Tội giết người (Điều 123 ), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 ) .

Cơ quan điều tra sẽ phải xác định cụ thể nhiều yếu tố để kết luận một người có phạm tội không. Ví dụ trường hợp người chủ vật nuôi cố ý thả rông chó hoặc người thứ ba cố ý thả chó đang bị nhốt ra với mong muốn xảy ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích cho người khác thì có thể bị truy cứu theo Tội giết người hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

Người bị thương có phải chịu trách nhiệm?

Bên cạnh đó Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo quy định trên thì trường hợp vật nuôi gây thiệt hại nhưng lỗi là do bên bị thiệt hại gây ra thì họ phải tự chịu trách nhiệm với phần thiệt hại của mình. Ví dụ như tự ý thả chó và bị nó cắn thì đây là lỗi của người bị thiệt hại.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Chó cắn người khác bị thương thì chủ nuôi có phải chịu trách nhiệm không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 083310102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thiệt hại phát sinh không phụ thuộc vào hợp đồng. Một bên khi có hành vi vô ý hay cố ý gây thiệt hại cho người khác sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại xảy ra là điều kiện cần có để phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Thời hạn yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì có được bồi thường?

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.