Chó cắn hàng xóm thì chủ có phải bồi thường không?

08/10/2021
Chó cắn hàng xóm thì chủ có phải bồi thường không?
917
Views

Những vụ việc chó cắn dẫn đến hậu quả thương tâm không còn hiếm gặp. Giả sử chó cắn hàng xóm thì chủ có phải bồi thường không? Chó cắn chết người, chủ nuôi có bị đi tù? Khi bị chó cắn nên làm gì trước tiên? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 193/QĐ-TTg 2017 khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại;
  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nghị định 90/2017/NĐ-CP;
  • Nghị định 14/2021/NĐ-CP;
  • Nghị định 04/2020/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Khi bị chó cắn nên làm gì trước tiên?

Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

  • Làm sạch: rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh; Dùng bông và nước để rửa vết thương.
  • Thuốc sát trùng: như cồn hoặc nước ô xi già; đổ một lượng nhỏ lên vết cắn; thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc.
  • Nâng cao vùng bị thương: giúp cầm máu.
  • Cầm máu: chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy; đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

  • Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục…
  • Khi bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

  • Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
  • Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
  • Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
  • Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Nếu chó cắn hàng xóm thì chủ có phải bồi thường?

Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015,

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Như vậy, khi chó cắn người đi đường thì chủ sở hữu là người phải đứng ra bồi thường.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới.

Thậm chí, nếu chó cắn chết người thì chủ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại

– Nhà có trẻ em nên hạn chế nuôi chó.
– Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ.
– Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng.
– Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.
– Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.
– Cần tiêm phòng đầy đủ khi bị chó dại cắn.

Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
– Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Ngoài đơn khởi kiện, nếu có các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.

Chó cắn chết người thì chủ nuôi có bị đi tù?

Theo quy định của pháp luật, nếu chó nuôi cắn chết người, cơ quan chức năng cũng có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người tại Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự · Tư vấn luật

Trả lời