Thủ tục để F0 điều trị tại nhà nhận hỗ trợ quy được định như thế nào?

01/12/2021
Thủ tục để F0 điều trị tại nhà nhận hỗ trợ quy được định như thế nào?
818
Views

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 tại nước ta, số ca F0 vẫn đang được ghi nhận qua từng ngày. Dọ vậy thủ tục để F0 điều trị tại nhà nhận hỗ trợ là một chủ đề hiện nhận được rất nhiều sự quan tâm. Liên quan tới nội dung này, chúng tôi có nhận được rất nhiều các câu hỏi có liên quan từ các bạn độc giả. Trong đó cụ thể có thắc mắc như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay có phải theo quy định mới, người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà vẫn được Nhà nước hỗ trợ tiền? Mức hỗ trợ là bao nhiêu, làm thủ tục thế nào? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

Quyết định 33/2021/QĐ-TTg

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Trước khi trả lời câu hỏi về thủ tục để F0 điều trị tại nhà nhận hỗ trợ ta cùng tìm hiều và trả lời câu hỏi sau.

Bệnh nhân F0 là gì?

F0 là bệnh nhân dương tính hoặc được xử lý như dương tính với virus Corona. Nếu bạn đi từ vùng dịch về; hoặc có những triệu chứng như: Ho, sốt, khó thở và có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh; nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Đừng quên báo ngay tình trạng của mình cho những người đã từng tiếp xúc với bạn (F1). 

Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà có được nhận hỗ trợ?

Căn cứ điều 25 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 33/2021/QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 6/11/2021), người nhiễm Covid-19 điều trị bệnh tại nhà sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền.

Cụ thể như sau:

Điều 25 quy định các đối tượng sau sẽ nhận được hỗ trợ:

Trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em); người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi chung là người cao tuổi, người khuyết tật) và người điều trị do nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Mức hỗ trợ dành cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 1 điều 26 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, hỗ trợ tiền ăn với mức 80.000 đồng/người/ngày với người nhiễm Covid-19, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Cụ thể:

Điều 26. Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ

1. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

2. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.”

Thủ tục để F0 điều trị tại nhà nhận hỗ trợ được quy định thế nào?

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho F0 điều trị tại nhà

Căn cứ khoản 4 điều 27 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người nhiễm Coivd-19 điều trị tại nhà gồm:

1. Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã hoặc của cơ quan y tế về việc điều trị tại nhà.

2. Giấy xác xác nhận thời gian điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19.

3. Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy xác nhận mức độ khuyết tật.

Cụ thể như sau:

Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện

4. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành hoặc cách ly tại nhà gồm:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cách ly y tế tại cơ sở cách ly hoặc cách ly tại nhà.

b) Giấy hoàn thành việc cách ly.

c) Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế.

d) Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với người đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly.”

Trình tự nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho F0 điều trị tại nhà

Căn cứ khoản 5 điều 27 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, người thuộc đối tượng hỗ trợ nộp hồ sơ nêu trên tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022.

Trước ngày 5 và ngày 20 hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp; lập danh sách đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng chính sách; gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong 2 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách và chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cá nhân, đơn vị đang quản lý, giám sát F0 điều trị tại nhà mà để F0 đi ra ngoài đường thì bị xử lý thế nào?

Trách nhiệm của cá nhân, đơn vị quản lý F0 là gì?

Điều 7, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao có trách nhiệm… xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch”.

Để F0 đi ra ngoài đường thì xử lý với cá nhân đơn vị quản lý F0 thế nào?

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý; giám sát F0 mà để F0 không tuân thủ cách ly y tế tại nhà nhưng lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm; hoặc cố tình vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả… có thể bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức như bị kiểm điểm, cảnh cáo, khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc…

Nếu người có chức vụ quyền hạn là cán bộ, công chức… được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát F0 cách ly tại nhà nhưng thiếu trách nhiệm lơ là, chủ quan; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao; làm lây lan dịch bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?
Trợ cấp cho lao động tạm hoãn hợp đồng do Covid-19
Lợi dụng thu tiền việc tiêm vaccine Covid 19 để trục lợi bị xử lý ra sao?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục để F0 điều trị tại nhà nhận hỗ trợ quy được định như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi bị cấm trong phòng chống dịch?

Theo điều 8 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm là:
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.

Mua giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?

Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam.

Nhu yếu phẩm thiết yếu theo chỉ thị 16 là gì?

Theo Luật giá năm 2013, các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận