Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định chung?

24/11/2021
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định chung?
545
Views

Chào luật sư! Tôi có cho vợ chồng hàng xóm vay 500 triệu đồng (không lãi suất; vì là chỗ thân quen) để làm xây dựng trang trại. 2 vợ chồng đã thế chấp cho tôi quyền sử dụng đất để đảm bảo việc trả nợ tiền. Tôi có biết biện pháp này phải đăng ký theo quy định; nhưng chưa rõ về mặt thủ tục. Rất mong được luật sư tư vấn về Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định chung? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định chung? như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện;
  • Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm

Thủ tục tiếp nhận đăng ký biện pháp bảo đảm

Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp trực tiếp; thì sau khi nhận hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ; người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận; cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ; người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử; thì sau khi nhận được hồ sơ; người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ; người tiếp nhận vào sổ tiếp nhận.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ; ngay trong ngày nhận hồ sơ; người tiếp nhận lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người yêu cầu đăng ký qua đường bưu điện; có bảo đảm trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử trong trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử.

Thời hạn giải quyết hồ sơ, cung cấp thông tin

Cơ quan đăng ký; cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký; cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì hoàn thành việc đăng ký; cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ; thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

Thời hạn quy định trên được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin

Kết quả đăng ký; cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:

  • Trực tiếp tại cơ quan đăng ký. Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã; thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
  • Qua đường bưu điện;
  • Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.

Thủ tục từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm

Các trường hợp từ chối đăng ký

  • Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
  • Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;
  • Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký; trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký;
  • Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất; nhà ở không đủ điều kiện thế chấp theo quy định của Luật đất đai và Luật nhà ở. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở có tranh chấp; thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã có văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu đăng ký thay đổi; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm; do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến.

Thủ tục giải quyết

Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo các trường hợp nêu trên; thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối; trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ; thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm cần tuân thủ theo quy định chung như đã phân tích ở trên. Ngoài ra; đối với mỗi trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác nhau như: tàu bay; tàu biển;… thì hồ sơ và thủ tục lại đáp ứng những điều riêng theo quy định.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Việc cầm giữ tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015; việc cầm giữ tài sản được quy định như sau:
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bên bảo đảm bằng tín chấp gồm ai?

Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; bên bảo đảm bằng tín chấp bao có thể là: tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở; trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.

Có được thế chấp chấp tiền tiết kiệm hay không?

Căn cứ diều 13 Thông tư 48/2018/TT-NHNN ta có quy định sau: ” Tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
Như vậy; việc dùng sổ tiết kiệm thế chấp tại ngân hàng để vay vốn là hợp pháp. Hiện hay việc thế chấp bằng sổ tiết kiệm rất được ngân hàng ưu thích bởi tính an toàn của nó. Hạn mức cho vay đối với sổ tiết kiệm của nhiều ngân hàng có thể lên tới trên 90% tài sản thế chấp.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận