Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam?

25/11/2021
484
Views

Xin chào Luật sư, tôi có một người bạn nước ngoài sắp tới sẽ sang Việt Nam làm việc một thời gian. Ban đầu bạn ấy định thuê nhà ở, sau khi kết thúc khóa công tác thì trả nhà. Tuy nhiên, bạn ấy nói bạn ấy rất thích Việt Nam và muốn đến Việt Nam thường xuyên hơn. Bạn ấy muốn mua nhà tại Việt Nam để mỗi lần sang được thuận tiện, có chỗ ở luôn. Thủ tục thuê nhà trả nhà phức tạp mà có khi bạn ấy lại không thuê được căn nhà ưng ý. Vậy nên, tôi muốn hỏi Luật sư là người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật Nhà ở năm 2014

Nghị định 99/2015/NĐ-CP 

Nội dung tư vấn

Người nước ngoài định cư và sinh sống tại Việt Nam đã trở nên ngày càng phổ biến. Chính vì thế, việc người nước ngoài có nhu cầu thuê nhà hay mua nhà tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao. Vậy người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam không? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam không?

Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam“.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho; nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ”.

Như vậy, tổ chức, cá nhân được sở hữu nhà tại Việt Nam gồm các đối tượng quy định tại Điều này. Người nước ngoài chỉ được mua; thuê mua nhà ở là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở; chứ không được mua ngoài khu vực này.

Bên cạnh đó cần có những lưu ý như sau:

Hình thức thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở; trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50%;

Số tiền còn lại phải trả thì được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại; thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

Điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam?

Để được mua nhà tại Việt Nam thì người nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh sau:

Trường hợp 1: Điều kiện với tổ chức:

Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà; thuê mua nhà ở.

Trường hợp 2: Điều kiện với cá nhân:

Cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;

– Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt nam?

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; và quyền sử dụng đất ở bằng tiếng Việt và Tiếng Anh theo mẫu quy định.

2. Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở của bên bán

a) Đối với trường hợp mua căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (bao gồm cả trường hợp mua căn hộ hình thành trong tương lai và mua căn hộ có sẵn)

• Quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở thương mại của cơ quan có thẩm quyền.

• Hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất; hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp.

• Bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ mua bán.

• Biên bản bàn giao căn hộ kèm theo bản quy định về quản lý sử dụng chung cư do doanh nghiệp bán nhà ban hành (áp dụng đối với trường hợp mua căn hộ có sẵn)

b) Đối với trường hợp mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của cá nhân (căn hộ có sẵn)

• Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cấp theo quy định của Luật nhà ở và Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi nhận nhà ở trên đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 2013

3. Bản chính Hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở; hoặc giấy tờ về thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài và một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, e

5. Giấy tờ xác nhận của sàn giao dịch bất động sản về căn hộ đã được giao dịch qua sàn theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; nếu mua căn hộ của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

6. Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam có quyền cho thuê nhà không?

Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:

“Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
3. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật này.

….
Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam”.

Thông tư 19/2016/TT-BXD quy định như sau:

“Điều 31. Quản lý việc cá nhân nước ngoài cho thuê nhà ở
1. Trước khi ký hợp đồng cho thuê nhà ở thuộc sở hữu của mình; cá nhân nước ngoài phải gửi văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở đến Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê. Nội dung thông báo bao gồm: tên chủ sở hữu; địa chỉ nhà ở cho thuê, thời gian cho thuê, bản sao Giấy chứng nhận của nhà ở cho thuê; Mục đích sử dụng nhà ở cho thuê.”

Như vậy, cá nhân là người nước ngoài sở hữu căn hộ tại việt nam có quyền cho thuê . Việc cho người nước ngoài thuê trong trường hợp của bạn thì quy định pháp luật không cấm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân cho thuê nhà có phải công chứng, chứng thực không?

“Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.”
Như vậy, hợp đồng không bắt buộc phải tiến hành công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Cho thuê lại nhà đã thuê được không?

Bên thuê nhà có các quyền sau đây:
1. Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận;
2. Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
3. Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
4. Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;
5. Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng.
Như vậy, bạn có quyền cho thuê lại tuy nhiên cần phải có sự đồng ý của bên cho thuê. Sự đồng ý này phải được lập thành văn bản

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận