Điều kiện bảo hộ với sáng chế theo quy định của pháp luật?

21/11/2021
Điều kiện bảo hộ với sáng chế theo quy định của pháp luật?
440
Views

Thưa luật sư, xin luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau. Tôi có dành rất nhiều thời gian ra để sáng tạo ra một vài sáng chế. Tuy nhiên tôi rất sợ bị đánh cắp ý tưởng. Bởi đây đều là mồ hôi công sức của tôi. Do đó, tôi muốn được bảo hộ với những sáng chế đó. Dù vậy, tôi không biết rằng điều kiện để được bảo hộ là gì. Tôi rất lo lắng sáng chế của tôi không đáp ứng đủ điều kiện đó. Xin luật sư giải đáp giúp tôi. 

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nhóm quyền chính. Sáng chế thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp. 

Vậy Điều kiện bảo hộ với sáng chế là gì theo quy định của pháp luật? Hãy cùng luật sư X giải đáp thắc mắc trên nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Sáng chế là gì? 

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Bảo hộ là gì?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này

Văn bằng bảo hộ là gì?

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. Người có văn bằng bảo hộ sẽ có quyền ưu tiên đối với sáng chế của văn bằng bảo hộ.

Điều kiện bảo hộ với sáng chế theo quy định của pháp luật?

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

  1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (sau khi đăng ký bảo hộ)

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

  1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Trình độ sáng tạo của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

 Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

 Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3. Cách thức thể hiện thông tin;

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

5. Giống thực vật, giống động vật;

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Điều kiện bảo hộ với sáng chế là gì theo quy định của pháp luật?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Sao chép là gì?

Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

Ví dụ đưa ra đề xuất cho giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường có được coi là sáng chế không?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định nên giải pháp đó có thể là sáng chế. Miễn là đáp ứng được những điêu kiện nêu trên

Những điều kiện chủ yếu để được bảo hộ là gì?

Tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng của giải pháp đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận