Sinh viên photo giáo trình là đang tiếp tay cho sách giả, sách lậu?

23/10/2021
Sinh viên photo giáo trình là đang tiếp tay cho sách giả, sách lậu?
891
Views

Hiện nay, xâm phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản trầm trọng hơn rất nhiều so với các ngành khác. Sinh viên không đủ điều kiện nên buộc phải chấp nhận dùng sách photo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến sách giả, sách lậu được bày bán tràn lan. Sinh viên photo giáo trình là đang tiếp tay cho sách giả, sách lậu? In sách giả, sách lậu có thể phải chịu phạt thế nào? Có phải chịu chế tài hình sự không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật xuất bản 2012;
  • Nghị định 159/2013/NĐ-CP;
  • Nghị định 131/2013/NĐ-CP;
  • Bộ luật Hình sự 2015

NỘI DUNG TƯ VẤN

Hành vi in ấn và buôn bán sách giả đang có xu hướng phát triển ngày càng tinh vi với quy mô lớn. Sách giả không chỉ khiến các công ty sách; nhà xuất bản thiệt hại về kinh tế và uy tín; mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới người đọc vì tiếp thu nội dung lệch lạc so với sách thật. Từ đó hạ thấp giá trị tri thức.

Sinh viên tới các hiệu photo để in sách cũng là một hành động tiếp tay cho sách giả, sách lậu.

Sách giả, sách lậu là gì?

Có thể hiểu sách giả là bản sao được in ấn; phát hành mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Hành vi in ấn và buôn bán sách giả vi phạm Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Điều 10 Luật Xuất bản 2012.

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả         

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;

b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;

c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;

d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;

đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;

e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

In sách giả, sách lậu có thể phải chịu phạt thế nào?

Xử phạt hành chính

Xử phạt đối với hành vi in giả

Điều 27 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định:

Về xử phạt hành vi in lậu: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản (tức là in lậu).

Về xử phạt hành vi buôn bán sách lậu: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ; phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu; in giả, in nối bản trái phép… từ 300 bản trở lên.

Điều 24 về hành vi in lậu cũng chỉ dừng ở khung phạt là 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;

b) In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản;

c) In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công.

Ngoài bị xử phạt đối với hành vi in giả, tổ chức; cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt về hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Xử phạt về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử; trên môi trường Internet và kỹ thuật số; hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chế tài hình sự

Như vậy sinh viên photo giáo trình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 225 Bộ luật Hình sự quy định: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

  • Mức phạt từ 50.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  • Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20.000.000 – 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm

Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm – 15 năm.
  • Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xuất bản là gì?

Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.

In là gì?

In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.

Phát hành là gì?

Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sính khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời