Đang đi nghĩa vụ quân sự có được thi đại học không? Thi Đại học là một điểm quan trọng đối với mỗi thanh niên năm 18, 19 tuổi. Vậy Đang đi nghĩa vụ quân sự có được thi đại học không? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này như sau.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT
Nội dung tư vấn
Đang đi nghĩa vụ quân sự có được thi đại học không?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định điều kiện dự tuyển đại học như sau:
– Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy; hoặc giáo dục thường xuyên); hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành);
Hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng; dị tật; suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét; quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
– Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.
– Đạt các yêu cầu sơ tuyển; nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT); hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.
– Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu ĐKXT; hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.
– Quân nhân; sĩ quan; hạ sĩ quan; chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học;
Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định; nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân; nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
Như vậy, khi đi nghĩa vụ quân sự thì chỉ được dự tuyển đại học vào những trường do Bộ Quốc phòng; hoặc Bộ Công an quy định sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép đi học.
Ngoài ra, người sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định; nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân; nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
Nên vấn đề “Đang đi nghĩa vụ quân sự có được thi đại học không?” đã được làm rõ.
Cộng điểm ưu tiên khi tham gia nghĩa vụ quân sự
Đang đi nghĩa vụ quân sự có được thi đại học không? Câu trả lời là có thể, nhưng phải đảm bảo điều kiện nêu trên. Trong trường hợp này; hoặc khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tham gia dự tuyển Đại học sẽ được cộng điểm ưu tiên như sau:
Nhóm ưu tiên 1 (UT1)
– Quân nhân; sĩ quan; hạ sĩ quan; chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;
– Quân nhân; sĩ quan; hạ sĩ quan; chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;
– Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.
Nhóm ưu tiên 2 (UT2)
– Quân nhân; sĩ quan; hạ sĩ quan; chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác;
– Chỉ huy trưởng Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã; phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cố; Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên; dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi hay ĐKXT.
Ngoài ra, người tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng ưu tiên theo địa chỉ thường trú: Quân nhân; sĩ quan; hạ sĩ quan; chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn;
Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ;
Đối tượng được tuyển thẳng vào trường
Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển.
Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức;
Lưu ý: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm); giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số).
Trên đây là nội dung đầy đủ về việc “Đang đi nghĩa vụ quân sự có được thi đại học không?”. Nếu có thắc mắc liên quan về nghĩa vụ quân sự hãy liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan
Tự ý bỏ trốn về nhà khi đang tham gia nghĩa vụ quân sự thì phạm tội gì?
Các chế độ khi đi nghĩa vụ quân sự
Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 49 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.
Căn cứ Điều 43 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này, Cụ thể như sau:
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Công dân đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đang học tập tại nhà trường quân đội thì được công nhận là binh sĩ tại ngũ.