Tình trạng ném đá vào phương tiện đang lưu thông viễn tiếp diễn; đặc biệt là xe khách đang lưu thông trên đường cao tốc; mà người thực hiện các hành vi này thường là các thanh thiếu niên thường xuyên lợi dụng buổi đêm khi có xe qua tụ tập ném đá rồi bỏ chạy gây hư hỏng xe. Vậy theo quy định hành vi ném đá phương tiện đang lưu thông bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Ném đá phương tiện đang lưu thông có bị xử phạt không?
Hiện nay, tình trạng ở các tuyến đường cao tốc; các phương tiện tham gia giao thông bị ném đá rất thường xuyên. Hành vi này không chỉ gây tổn hại cho tinh thần, sức khỏe người tham gia giao thông; mà còn làm hư hỏng nặng tài sản của họ. Ném đá là hành vi nguy hiểm; cần được xử lý nghiêm để tạo tính răn đe cho các đối tượng khác.
Hành vi ném đá lên các phương tiện tham gia giao thông; là hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng; thể hiện thái độ coi thường pháp luật của các đối tượng vi phạm; gây nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông, đặc biệt là trên đường cao tốc khi các phương tiện lưu thông với tốc độ cao.
Hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”; là khi xe đang nằm một chỗ, không tham gia giao thông; còn trong trường hợp xe đang chạy với vận tốc cao; trúng hòn đá vào kính chắn gió trước mặt tài xế đang điều khiển phương tiện giao thông; là hành vi có tính chất nghiêm trọng; nhiều khả năng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; (có thể gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về tài sản và hậu quả làm chết người). Đây là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; thể hiện thái độ coi thường pháp luật của các đối tượng.
Ném đá phương tiện đang lưu thông bị xử phạt ra sao?
Xử phạt hành chính người ném đá phương tiện đang lưu thông
Căn cứ quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; thì hành vi ném đá phương tiện đang lưu thông sẽ bị xử phạt như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
……….
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
Như vậy, đối với hành vi ném gạch/đá vào phương tiện giao thông này; thì mức xử phạt tiền sẽ là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hành vi ném đất đá lên tàu hỏa hoặc ném vào xe ô tô trên đường cao tốc; là hành vi rất thiếu văn hóa, gây nguy hiểm cho người khác. Bởi vậy, các cấp chính quyền, các địa phương cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân; đặc biệt là thanh, thiếu niên hiểu; chấp hành pháp luật để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Xử lý hình sự hành vi ném đá phương tiện đang lưu thông
vụ việc này có dấu hiệu của tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, hành vi ném đá phương tiện giao thông nếu gây thiệt hại về tài sản từ 2 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý về hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”
Như vậy, trường hợp thỏa mãn dấu hiệu tội danh này thì tài sản bị xâm phạm, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng với giá trị từ hai triệu đồng đã cấu thành tội phạm, còn trong trường hợp dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xoá án tích lại vi phạm thì vẫn bị khởi tố với tội danh trên.
Như vậy, nếu làm thiệt hại về tài sản ở mức từ 2 triệu đồng trở lên đến 50 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm/ phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy mức độ vi phạm.
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Trong trường hợp hành vi này gây ảnh hưởng đến sức khỏe người ngồi trên xe, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì có thể bị xử phạt tù từ 06 tháng đến tù chung thân, tùy vào mức độ vi phạm.
Bồi thường sức khỏe cho người điều khiển xe bị thương do hành vi ném đá vào phương tiện
Khi sức khỏe bị xâm phạm; thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thỏa thuận được; thì mức bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 609 của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Cụ thể:
Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xe ô tô hết hạn đăng kiểm bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Khách hàng lăng mạ nhân viên hàng không bị xử lý thế nào?
- Ném mắm tôm vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ném đá phương tiện đang lưu thông bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Mức phạt hành vi đi ô tô không đeo khẩu trang được quy định tại Điều 12 Nghị định 117/2020 như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;