Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

08/09/2021
Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
876
Views

Có nhiều câu hỏi được đặt ra nếu có một người có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của mình; thi người đó phải chịu hình phạt nào? Chắc chắn trong chúng ta không ai muốn người khác làm hư hỏng tài sản của mình. Nhưng nếu việc này xảy ra chúng ta cần phải làm gì? Cũng như mức phạt đối với người đó là bao nhiêu cho hợp lý? Điều này sẽ giúp tự bảo vệ bản thân mình. Hãy cùng với chùng tôi đi giải đáp các thắc mắc trên.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Cấu thành tội phạm của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Mặt khách quan

Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị; giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục lại được (ví dụ: Đập phá làm hư hỏng kính của xe hơi nhưng các bộ phận khác của xe vẫn còn).
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cố ý làm hỏng tài sản của người khác. Người phạm tội khi thực hiện hành vi cố ý làm hư hỏng đối với những tài sản sau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Khách thể của cố ý làm hư hỏng tài sản

Cũng như những tội xâm phạm đến quyền sở hữu khác; tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Tuy nhiên, khác với các tội xâm phạm đến quyền sở hữu khác; những người phạm tội này không phải đều vì mục đích thu lợi bất chính. Những người phạm tội này; nếu vì mục đích thu lời thì thường không phải là chủ mưu mà chỉ đóng vai trò đồng phạm; tham gia làm hư hỏng tài sản của người khác để nhận được một khoản tiền; lợi ích khác từ người chủ mưu.

Mặt chủ quan của tội

Người phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản luôn thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý.Người phạm tội luôn đặt ra mục đích trước khi thực hiện hành vi; nên không thể có trường hợp phạm tội do vô ý.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; mặc cho hậu quả xảy ra.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài mục đích này; người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Chủ thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên; những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự.

Hậu quả pháp lý của việc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

Với các hành vi vi phạm như vi phạm đến xác nhận tình trạng hôn nhân; vi phạm đến trích lục kết hôn;… đề phải chịu những hậu quả tương ứng. Do đó; mà tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà tội này sẽ phải chịu những hậu quả khác nhau:

Theo điều 178 Bộ luật Hình sự; quy định các hậu quả pháp lý phải chịu như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
    +) Có tổ chức;
    +) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    +) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    +) Để che giấu tội phạm khác
    +) Vì lý do công vụ của người bị hại;
    +) Tái phạm nguy hiểm;
    +) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
  • Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
    +) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    +) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:
    +) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    +) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác bị xử lý thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Lỗi cố ý là gì?

Lỗi cố ý là lỗi trong trường hợp chủ thể có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội mặc dù có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội. Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy.

Tài sản được hiểu như thế nào?

Tài sản đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự thì:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Tài sản bị xâm phạm được bồi thường?

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm (theo Ðiều 608 Bộ luật Dân sự):
– Tài sản bị mất;
– Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời