Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?

12/11/2021
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
578
Views

Chào Luật sư, gần đây tôi nhận được phản ánh từ người dân về karaoke cạnh nhà tôi đang có những hoạt động kinh doanh trái pháp luật; cụ thể là việc chủ quán đã sử dụng người lao động dưới 18 tuổi chủ yếu là nữ; dưới danh nghĩa là nhân viên phục vụ nhưng thực chất là sử dụng họ vào mục đích mua bán dâm; làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương. Với một số chứng cứ kèm theo, tôi muốn hỏi luật sư; trong trường hợp này có đủ điều kiện để khởi tố chủ quán karaoke về những hành vi trên không? Pháp luật nước ta có quy định gì về căn cứ khởi tố vụ án hình sự không? Tôi cảm ơn luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

  • Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự; trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố; hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án.
  • Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn; biện pháp cưỡng chế chỉ được tiến hành khi có quyết định khởi tố vụ án.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền của cơ quan điều tra

  • Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm; trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; viện kiểm sát. hội đồng xét xử đang thụ lí, giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Cơ quan an ninh đều tra của công an nhân dân. Khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII; Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283,…. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng; phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra các cấp.
  • Cơ quan cảnh sát điều tra trong công an nhân dân. Khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của bộ luật Hình sự. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng; phó thủ trưởng cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân.
  • Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân. Khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng; phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khởi tố các vụ án về tội xâm phạm hoạt động tư pháp; tội phạm về tham nhũng, chức vụ; quy định tại chương XXIII và chương XXIV. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng; phó thủ trưởng cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; viện kiểm sát quân sự trung ương.

Thẩm quyền của viện kiểm sát

Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau đây

  • Khi thấy quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra; cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số nhiệm vụ điều tra; đơn vị bộ đội biện phòng; cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm; lực lượng cảnh sát biển, cơ quan kiểm ngư không có căn cứ; thì viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ án.
  • Trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra; cơ quan được giao một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động điều tra; xác minh tố giác; tin báo tội phạm,…mà viện kiểm sát đã êu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục; thì viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dang thụ lí chuyển hồ sơ có liên quan để trực tiếp xem xét, giải quyết; quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
  • Viện kiểm sát khởi tố trong những tường hợp trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; hoặc theo yêu cầu khởi tố của hội đồng xét xử.
  • Thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; phó viện trưởng viện kiểm sát các cấp cũng có quyền này khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.

Thẩm quyền của tòa án

  • Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố; hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
  • Trong khi chuẩn bị xét xử, nếu tòa án phát hiện ngoài hành vi mà viện kiểm sát truy tố; bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm; hoặc có căn xứ cho rằng còn có đồng phạm khác; hoăc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án; khởi tố bị can; tòa án không khởi tố vụ án mà trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của bộ đội biên phòng; hải quan, kiểm lâm; lực lượng cảnh sát biển,…

  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự.

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi đã xác định có dấu hiệu phạm tội. Như vậy, để ra quyết định khởi tố vụ án cần phải xác định có sự việc xảy ra; sự việc đó có dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể

  • Tố giác của cá nhân: Tố giác của cá nhân về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật Tố tụng hình sự không hạn chế chủ thể tố giác về tội phạm.
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm; do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chung mục đích giúp cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng phát hiện tội phạm và nguồn phạm tội để xử lý,…
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng: khi có tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tiến hành xem xét, xác minh tin báo đó; nếu thấy có dấu hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước: đây là việc làm của cơ qua nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lí vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm

  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phát hiện dấu hiệu của tội phạm; thì quyết định khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết. Tất cả những tài liệu, thông tin do cơ quan điều tra; viện kiểm sát; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thu thập theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng.

Người phạm tội tự thú

  • Pháp luật quy định người phạm tội tự thú là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
  • Người phạm tội có thể tự thú trước cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án; hoặc cơ quan, tổ chức khác. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lợi khai của người tự thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan điều tra; hoặc viện kiểm sát.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú; cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp.

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết vấn đề

Như vậy, đối với trường hợp mà bạn đưa ra, hành vi của chủ quán karaoke có đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 147 và 327 Bộ luật hình sự năm 2015; đủ căn cứ để khởi tố hình sự theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn cần đến trình báo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý hành vi vi phạm này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi liên quan

Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; thì người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Việc tố giác, tin báo về tội phạm được thể hiện bằng những hình thức nào?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; thì việc tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản

Người phạm tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì có bị khởi tố không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự; thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự sẽ không bị khởi tố vụ án hình sự về loại tội phạm mình gây ra. Thay vào đó, người phạm tội này sẽ phải chịu trách nhiệm khác theoq uy định của pháp luật, có tính chất nhẹ nhàng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận