Có được ủy quyền ly hôn hay không? Thế nào là ủy quyền? Ai có quyền yêu cầu ly hôn? Không tham dự phiên tòa, có thể yêu cầu ly hôn vắng mặt?
Thực tế hiện nay; việc ủy quyền cho người khác thay mặt mình giải quyết công việc ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người được pháp luật Dân sự quy định. Vậy, có được ủy quyền ly hôn hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật hôn nhân và gia đình
Thế nào là ủy quyền?
Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Ủy quyền được hiểu đơn giản là việc người ủy quyền nhờ người được ủy quyền thực hiện một công việc mà đáng lẽ người ủy quyền phải thực hiện. Ủy quyền được pháp luật công nhận; trừ một số trường hợp không được ủy quyền mà phải đích thân người đó thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền yêu cầu ly hôn?
Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ 2014) nêu rõ:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha; mẹ; người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng; vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe; tinh thần của họ.
Theo quy định này, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
– Vợ hoặc chồng (khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương);
– Cả vợ và chồng (khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình);
– Cha, mẹ, người thân thích khác nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
- Một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đặc biệt lưu ý:
Nếu vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu ly hôn. Đồng nghĩa; nếu thuộc các trường hợp này thì chỉ người vợ được yêu cầu ly hôn mà người chồng thì không.
Như vậy; hiện nay, người có quyền yêu cầu ly hôn là vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng; người thứ ba nếu đáp ứng yêu cầu đã nêu ở trên.
Có được ủy quyền ly hôn hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn; đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha; mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Như vậy, trong việc ly hôn, vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
Đồng thời; theo quy định tại Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 đã nêu ở trên; người thứ ba chỉ được phép yêu cầu ly hôn nếu vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác và là nạn nhân bạo lực gia đình; bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe; tinh thần. Trong trường hợp này, người thứ ba chỉ thực hiện với vai trò người đại diện.
Không tham dự phiên tòa, yêu cầu ly hôn vắng mặt được không?
Theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b; c; d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.
Căn cứ quy định này; nếu một trong hai bên vợ chồng vắng mặt thì Tòa án vẫn giải quyết ly hôn nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
– Có người đại diện tham gia phiên tòa (trong trường hợp vợ hoặc chồng có bệnh tâm thần, mắc bệnh khác và là nạn nhân của bạo lực gia đình… đã nêu ở trên);
– Do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Không chỉ vậy, nếu sau hai lần triệu tập hợp lệ mà nguyên đơn không có mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết ly hôn đơn phương; bị đơn vắng mặt lần thứ nhất sau khi được triệu tập hợp lệ thì hoãn phiên tòa nhưng đến lần thứ hai vẫn vắng mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.
Như vậy; khi vợ hoặc chồng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa vẫn giải quyết việc ly hôn nhưng thời gian giải quyết sẽ lâu hơn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Hướng dẫn thủ tục ly hôn thuận tình mới nhất năm 2021
Thủ tục thuận tình ly hôn khi chồng ở nước ngoài
Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù hay không?
Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Có được ủy quyền ly hôn hay không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Muốn thủ tục ly hôn đơn phương được tiến hành nhanh và thuận lợi; cần nắm rõ các loại giấy tờ, tài liệu cần có để chuẩn bị. Một bộ hồ sơ đệ trình lên tòa phải có đầy đủ tất cả các giấy tờ theo luật định. Đồng thời, các giấy tờ, tài liệu đó phải đáp ứng đúng các yêu cầu của tòa án; nếu không hồ sơ sẽ bị trả lại.
Các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin ly hôn nói chung bao gồm:
-Đơn xin ly hôn
-Bản gốc giấy đăng ký kết hôn;
-Bản sao sổ hộ khẩu có tên hai vợ chồng; CMND của vợ và chồng; giấy khai sinh của các con chung (nếu có con);
-Tất cả các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con như; Chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy phép kinh doanh…
Hiện nay chưa có quy định nào quy chồng nghiện rượu thì được ly hôn. Nhưng nếu việc nghiện rượu làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hôn nhân gia đình. Người vợ có thể đơn phương ly hôn, yêu cầu tòa án giải quyết cho mình.