Trong thực tế cuộc sống sau khi cho người khác vay tiền; mà người đó không trả hoặc tạm thời chưa có khả năng để trả thì nhiều người thường dùng cách đánh con nợ để đòi tiền nợ. Đánh người khác để đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay đánh người khác để đòi nợ bị xử phạt như thế nào?. Liên quan đến vấn đề này chúng tôi có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi. Nhà tôi có cho một người quen mượn tiền đã lâu đến nay vẫn chưa trả; mà nhà tôi cũng đang gặp khó khăn nên trong bực tức khi đến đòi nợ con tôi đã đánh người nợ tiền kia. Vậy trong trường hợp này con tôi sẽ bị xử phạt ra sao?. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn câu trả lời của bạn đến chúng tôi. Luật sư 247 xin trả lời câu hỏi của bạn như sau.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Đánh người khác để đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật
Dù vì bất cứ lí do nào thì hành vi đánh người khác để đòi nợ đều là hành vi vi phạm pháp luật. Do qua bức xúc với người nợ tiền mà chủ nợ đã có hành vi dùng vũ lực đánh con nợ gây thương tích cho họ; hành này khiến chủ nợ sẽ bị xử phạt; nếu đánh con nợ mà quá nặng chủ nợ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tù. Do đó khi người nợ tiền; vàng bạc … không trả hoặc chưa có khả năng trả ngay tại thời điểm đó chứ không phải muốn quỵt tiền thì chủ nợ nên xem xét và có thể trình báo cơ quan công an để giải quyết.
Mức phạt hành chính hành vi đánh người khác để đòi nợ
Nếu đánh người và gây thương tích cho người khác; nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) ; người có hành vi đánh người khác để đòi nợ; sẽ bị phạt hành chính từ theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
…………
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
……..”
Như vậy hành vi gây thương tích cho người khác, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng. Nếu con bạn đánh người nợ tiền tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính như trên.
Đánh người khác để đòi nợ có bị phạt tù hay không?
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh người khác để đòi nợ về Tội cố ý gây thương tích
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
………”
Mức phạt của hành vi đánh người khác để đòi nợ với Tội cố ý gây thương tích; theo quy định của Bộ luật Hình sự; là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức cao nhất là phạt tù đến 20 năm, tù chung thân. Nếu hành vi cố ý gây thương tích cho người khác dưới mức chịu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị phạt hành chính đến 03 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh người khác để đòi nợ về Tội cướp tài sản
Nếu không đơn thuần chỉ đánh người khác để đòi nợ; mà đồng thời còn đe dọa, ép buộc hoặc trực tiếp lấy tài sản người vay để trừ nợ thì hành vi này còn có thể cấu thành Tội cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.Cụ thể, Điều 168 quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
…………..”
Như vậy, nếu bị xử lý về tội cướp tài sản, tùy mức độ vi phạm mà người có hành vi đánh người khác để đòi nợ có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành vi hát karaoke như thế nào thì bị xử phạt theo quy định pháp luật?
- Đầu độc người khác để cướp tiền vàng có thể bị phạt tù lên đến 20 năm
- Hoa hậu trộm cắp – Xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đánh người khác để đòi nợ có bị phạt tù hay không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 21 Điều 3Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán quy định như sau:
Chủ nợ là bên cho vay hoặc bên được quyền yêu cầu một tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ phải trả.
Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt tù có thể cao hơn tùy vào hành vi vi phạm.
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.