Hoạt động in ấn tài liệu chống phá nhà nước bị xử lý như thế nào?

17/10/2021
939
Views

Xin chào Luật sư, Tôi là chủ một quán in ấn nhỏ. Sáng ngày hôm nay có một người bịt kín mặt vào thuê tôi photocopy một tờ giấy a4 có chữ ra thành nhiều bản. Tôi cầm tờ giấy đi photo thì có đọc lướt qua thấy có các lời lẽ nói xấu, tuyên truyền chống phá Nhà Nước và Đảng. Tôi không đồng ý vì sợ bị bắt; nhưng vị khách đó nói sẽ giữ bí mật tuyệt đối không nói ra đi photo ở đâu. Sau đó tôi có chần chừ thì họ có trả thêm tiền cho thôi. Nhất thời ham tiền vì hôm nay quán cũng ế ẩm nên tôi đã photo ra thành nhiều bản. Tôi muôn hỏi Luật sư tôi có phạm tội in ấn tài liệu chống phá Nhà nước không? Nếu phạm phải tôi có bị đi tù không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hoạt động in ấn tài liệu chống phá nhà nước bị xử lý như thế nào?

Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Các hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên tuyền, xuyên tạc những nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam Chính sách pháp lý của nhà nước hoặc phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân hoặc tạo ra, làm ra những tài liệu; văn hóa phẩm có nội dung chống phá nhà nước thì đều có nguy cơ bị xử lý hình sự với mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm; trong trường hợp đặc biệt nghiệm trọng có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm; theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy?

Điều 9 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung sau đây:

a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố; chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân; và bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện; hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

3. Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả.

…”

Như vậy, trong trường hợp này bạn đã phạm phải hành vi in ấn, photocopy tài liệu chống phá Nhà nước. Bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thủ tục xóa án tích với tội này?

Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định đối với các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia sẽ không thuộc các trường hợp được đương nhiên xóa án tích mà người bị kết án sẽ phải thực hiện thủ tục xóa án tích.

Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.

3. Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích”.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hoạt động in ấn tài liệu chống phá nhà nước bị xử lý như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích ở đâu?

– Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).

Hành vi in văn bằng, chứng chỉ không có bản mẫu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thực hiện hành vi này thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với các trường hợp in ấn ấn phẩm có nội dung bị cấm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi sao chụp giấy tờ của cơ quan Nhà nước thì tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức (Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP).

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận