Tiền thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh được khi nào?

25/12/2023
Tiền thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
315
Views

Với mục đích để nhằm khuyến khích hay động viên các cá nhân hay tập thể cũng như để ghi nhận những thành tích ưu tú của họ trong quá trình làm việc thì việc khen thưởng cho những đối tượng này là rất cần thiết. Hiện nay tại các doanh nghiệp thì mức khen thưởng sẽ do doanh nghiệp quy định trong điều lệ của công ty, còn đối với các cơ quan đơn vị thuộc Nhà nước thì việc thi đua khen thưởng này sẽ được thực hiện tuân thủ theo các quy định về thi đua khen thưởng. Vậy thì mức “Tiền thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh” hiện nay là bo nhiêu?, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.

Quy định chung về Bằng khen cấp tỉnh

Trong quá trình công tác tại bất cứ nơi đâu như tại doanh nghiệp hay tại các cơ quan đơn vị thì việc được nhận những lời khen thưởng hay giấy khen, bằng khen là những điều có ý nghĩa rất lớn và vinh dự và đáng tự hào của mỗi cá nhân hay tổ chức, đặc biệt là đối với các trường hợp được tặng bằng khen của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động hàng năm;

+ Lập được nhiều thành tích, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

+ Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở; đối với công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao động sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

– Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

+ Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

+ Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật.

– Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

– Tiêu chuẩn tặng bằng khen cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Quân đội, Công an.

Tiền thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Tiền thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Theo quy định của Luật thi đua khen thưởng hiện hành của nước ta thì khi các cá nhân hoặc tập thể nào đó đã đáp ứng được các điều kiện để được khen thưởng mà pháp luật đã quy định thì sẽ được cơ quan quản lý có thẩm quyền tiến hành xem xét sau đó ban hành quyết định khen thưởng cũng như trao giấy khen hoặc bằng khen kèm theo tiền thưởng tùy thuộc vào tửng danh hiệu thi đua khác nhau.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 73 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen như sau:

1. Đối với cá nhân:

a) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng và được thưởng 3,5 lần mức lương cơ sở;

b) Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;

c) Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 74 Luật thi đua, khen thưởng được kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;

d) Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở.

2. Đối với tập thể:

a) Tập thể được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng và được thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;

b) Tập thể được tặng Giấy khen các cấp được kèm theo tiền thưởng gấp hai lần tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này,

Vậy mức tiền thưởng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh là 1,0 lần mức lương cơ sở đối với cá nhân và là 2,0 lần mức lương cơ sử đối với tập thể.

Cá nhân được nhận Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương sẽ được thưởng 1.0 x 1.800.000 = 1.800.000 đồng (và 3.600.000 đồng đối với tập thể).

Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Để việc quản lý Nhà nước được hiệu quả thì nước ta đã áp dụng chế độ phân cấp phân quyền tại từng địa phương khác nhau. Theo đó thì tại mỗi địa phương sẽ có bộ máy quản lý với những cơ quan hành chính Nhà nước tương ứng với các cấp từ xã, huyện cho đến cấp tỉnh….

Dựa trên quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Thực hiện các công tác quản lý, điều hành tổ chức nhân sự

– Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.

– Điều động, đình chỉ công tác, cách chức: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.

– Giao quyền Chủ tịch UBND cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện.

– Yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ, cách chức khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới.

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

– Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.

(2) Thực hiện các công việc quản lý, điều hành hoạt động của UBND

– Lãnh đạo, điều hành công việc của UBND, thành viên UBND tỉnh.

– Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

– Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính.

– Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

– Chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương.

– Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

(3) Thực hiện công tác quản lý địa bàn tỉnh

– Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng.

– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.

– Thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

– Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

– Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

 (4) Thực hiện việc thi hành, đình chỉ các văn bản pháp luật

– Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh.

– Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện.

– Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo UBND tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tiền thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

 Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua là bao nhiêu?

1. Đối với cá nhân:
a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng, Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương cơ sở;
b) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng chứng nhận, huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
d) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở.
2. Đối với tập thể:
a) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
b) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
c) Danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thường 12,0 lần mức lương cơ sở;
đ) Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở.

Quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng là gì?

1. Được tham gia các phong trào thi đua do Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
2. Được đề nghị xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Có quyền góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng, thu hồi các danh hiệu, hình thức khen thưởng đã được tặng hoặc khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng thủ tục do pháp luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.