Câu hỏi: Chào luật sư, em trai tôi đến nay đã làm việc trong quân đội được 8 năm, hiện nay thì bố tôi đang bị ốm và phải nằm viện những bố tôi không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên tôi nghe nói là nếu là thân nhân của sĩ quan quân đội thì sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi những tôi lại khôgn biết là trong đó có chính sách về bảo hiểm y tế hay chế độ chăm sóc sức khỏe hay không. Luật sư cho tôi hỏi là “Chế độ chính sách đối với thân nhân sĩ quan quân đội” hiện nay ra sao với ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình cũng như tìm hiểu các vấn đề khác về sĩ quan quân đội thì mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về sĩ quan quân đội
Để đảm bảo nền hòa bình của một đất nước thì việc cần phải xây dựng, củng cố lực lượng quân đội nhân dân là rất cần thiết tại mỗi quốc gia, và tại nước ta cũng vậy. Trong mọi thời đại từ xưa đến nay thì nước ta luôn đưa ra những chính sách, chiến lược để phát triển một nền quân sự vững mạnh, bảo vệ bình yên cho tổ quốc.
Căn cứ quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2014) thì Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
– Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
– Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
– Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
– Sĩ quan dự bị.
Căn cứ Điều 8 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam chia thành hai ngạch:
– Sĩ quan tại ngũ: Là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
– Sĩ quan dự bị: Là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
Căn cứ Điều 9 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam được chia là 06 nhóm ngành sau đây:
(1) Sĩ quan chỉ huy, tham mưu: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.
(2) Sĩ quan chính trị: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
(3) Sĩ quan hậu cần: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.
(4) Sĩ quan kỹ thuật: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.
(4) Sĩ quan chuyên môn khác: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan nêu trên.
Chế độ chính sách đối với thân nhân sĩ quan quân đội
Với đặc thù của công việc thì đa số những đồng chí sĩ quan quân đội sẽ có thời gian túc trực tại cơ quan đơn vị hoặc thực hiện nhiệm vụ nhiều hơn so với những ngành nghề khác. Cũng chính vì mức độ nguy hiểm cũng như đặc thù về thời gian làm việc này thì để bù đắp phần nào đó cho thân nhân của những chiến sĩ này thì nước ta đã đưa ra một số chính sách đãi ngộ đối với thân nhân của họ.
– Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ.
– Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:
+ Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần;
+ Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần;
+ Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm a Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm b Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ;
+ Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
– Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.
Tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam
Như đã phân tích ở trên thì lực lượng quân đội nói chung và sĩ quan quân đội nói riêng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi đất nước, cũng chính vì tầm qua trọng này nên tính kỉ luật, kỉ cương trong môi trường quân đội rất được đề cao. Vậy nên để trở thành một thành viên đứng trong hàng ngũ sĩ quan quân đội thì công dân cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể.
– Tiêu chuẩn chung:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
+ Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
+ Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
+ Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
– Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như sau:
– Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
– Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 không quá 5 năm;
Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
– Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Chế độ chính sách đối với thân nhân sĩ quan quân đội”. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
– Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
– Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
– Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
– Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
– Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Tại Điều 27 Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
– Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao;
Bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
– Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh;
Trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.