Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan thế nào?

15/12/2023
Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan
218
Views

Khi nói đến “kiêm nhiệm chức vụ”, ta đề cập đến việc một người giữ và thực hiện hai hoặc nhiều chức vụ khác nhau trong cùng một thời gian. Thông thường, kiêm nhiệm chức vụ xảy ra khi một người được phân công hoặc tự nguyện làm việc trong các vai trò khác nhau, có thể liên quan hoặc không liên quan đến nhau. Khi những kiêm nhiệm chức vụ, người kiêm nhiệm sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi đáp ứng những điều kiện luật định. Vậy phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan hiện nay là bao nhiêu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã là cán bộ hay công chức?

Chủ tịch Hội cựu chiến binh là công chức hay cán bộ là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo đó, để biết được Chủ tịch Hội cựu chiến binh là cán bộ hay công chức thì chúng ta cần tìm hiểu những quy định pháp luật liệt kê về những chức vụ, chức danh được xem là cán bộ, công chức. Dưới đây là quy định pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Chức vụ, chức danh

1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:

a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;

b) Văn phòng – thống kê;

c) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

d) Tài chính – kế toán;

đ) Tư pháp – hộ tịch;

e) Văn hóa – xã hội.”

Theo đó, Chủ tịch Hội Cực chiến binh Việt Nam cấp xã là cán bộ cấp xã.

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã hiện nay là bao nhiêu?

Như đã phân tích ở trên, Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp xã là cán bộ cấp xã. Do đó, khi nhiệm chức vụ này, người đảm nhiệm được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã. Dưới đây là quy định pháp luật về mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp xã hiện nay.

Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã, cụ thể như sau:

Điều 19. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã

Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:

1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.

2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.

3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.

4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

Theo đó, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã bằng 0.15 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.”

Theo đó, kể từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.

Theo đó, kể từ ngày 01/8/2023, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 270.000 đồng/tháng.

Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan
Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan

Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan hiện nay bao nhiêu?

Kiệm nhiệm chức vụ mang đến một số lợi ích nhất định. Hiện nay, có nhiều trường hợp một cán bộ tại cơ quan nhà nước địa phương được kiệm nhiệm nhiều chức vụ. Theo quy định pháp luật, nếu kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì cán bộ, công chức đó vẫn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh. Dưới đây là quy định cụ thể về vấn đề này.

Căn cứ Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 20. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh

1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.

2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.”

Theo đó, nếu cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh này khi đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau đây:

  • Cán bộ, công chức cấp xã đang không giữ chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
  • Làm giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã.

Số lượng cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã có thể thấp hơn mức của cấp xã loại 3 hoặc có thể cao hơn mức của cấp xã loại 1, nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã của cả đơn vị hành chính cấp huyện được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao. (Trong đó, loại 1 là 23 người đối với phường và là 22 người đối với xã, thị trấn; loại 3 là 19 người đối với phường và là 18 người đối với xã, thị trấn).

Do đó, nếu cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thì phụ cấp kiêm nhiệm được tính như sau:

Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh = 50% mức lương (bậc 1) + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

Trong đó:

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

-Mức lương bậc 1 của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh căn cứ vào trình độ đào tạo của chức danh đó (căn cứ Bảng lương số 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP) như sau:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên, hệ số lương bậc 1 là 2,34 tương đương với mức lương là 4.212.000 đồng/tháng.
  • Tốt nghiệp cao đẳng trở lên, hệ số lương bậc 1 là 2,1 tương đương với mức lương là 3.780.000 đồng/tháng.
  • Tốt nghiệp trung cấp trở lên, hệ số lương bậc 1 là 1,86 tương đương với mức lương là 3.348.000 đồng/tháng.

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã là 270.000 đồng/tháng.

Như vậy, phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh của cán bộ, công chức cấp xã là:

Nếu có trình độ đại học trở lên:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 50% (4.212.000 đồng/tháng + 270.000 đồng/tháng) = 2.241.000 đồng/tháng.

Nếu có trình độ cao đẳng trở lên:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 50% (3.780.000 đồng/tháng + 270.000 đồng/tháng) = 2.025.000 đồng/tháng.

Nếu có trình độ trung cấp trở lên:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 50% (3.348.000 đồng/tháng + 270.000 đồng/tháng) = 1.809.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2023.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan” hoặc các dịch vụ khác như tạm ngưng công ty. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là ai?

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì chế độ phụ cấp kiêm nhiệm thuộc chế độ phụ cấp lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
Đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Điều kiện để hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức là gì?

Căn cứ theo Mục II Thông tư 78/2005/TT-BNV quy định về điều kiện để hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức:
ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC HƯỞNG PHỤ CẤP
1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Theo đó, công chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại Mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 02 điều kiện sau:
– Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
– Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Công thức tính tiền phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào?

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x (10%)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.