Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm

19/05/2022
Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm
499
Views

Kiêm nhiệm là gì? Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm? Quy định về chi trả phụ cấp kiêm nhiệm? Chi trả phụ cấp, cách tính phụ cấp trong trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh theo quy định mới nhất. Trên đây là một số thắc mắc thường gặp về vấn đề phụ cấp kiêm nhiệm. Để hiểu rõ hơn vấn đề phụ cấp kiêm nhiệm mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết “Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng nào được áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm ?

Đối tượng áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm được quy định tại Thông tư 78/2005/TT-BNV như sau; Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng hưởng lương theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11; và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; và lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan; đơn vị từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn; đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm một; hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan; đơn vị khác này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Điều kiện và nguyên tắc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm

* Điều kiện hưởng:

 Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư nêu trên được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:

– Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

– Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

* Nguyên tắc hưởng:

Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm

Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm
Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm

Trong quy định về phụ cấp kiêm nhiệm năm 2022, tại mục III – Thông tư 78/2005/TT-BNV nêu trên, mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đơn vị, cơ quan khác được tính bằng công thức như sau:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chứ vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Trong đó:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì được tính theo quy định tại Thông tư 02/2005/TT-BNV theo công thức:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = hệ số x mức lương cơ sở

Lương cơ sở hiện nay theo quy định hiện tại là 1.490.000 đồng.

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo được ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

Phụ cấp thâm niên vượt khung:

Được quy định tại khoản 1 – Điều 6 – Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV, theo đó điều kiện để công chức được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bao gồm:

+ Có đủ 03 năm (tức đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.

+ Được xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của công chức trong cơ quan Nhà nước, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát tại Nghị quyết số 703/2004/NQ-UBTVQH11.

Về mức hưởng Thông tư số 04/2005/TT-BNV vừa nêu phía trên quy định, công chức được hưởng 05% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Từ năm thứ 04 trở đi mỗi năm tính thêm 1% nữa.

Mức phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay là bao nhiêu ?

Mức phụ cấp kiêm nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phụ cấp kiêm nghiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm..

Cách tính trả phụ cấp được áp dụng theo công thức: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm =  Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x 10%.

Áp dụng từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác, trả cùng kỳ lương hàng tháng và loại ra ngoài khi tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn; nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối sỹ quan

Thông tư 25/2007/TT-BQP; thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 03 năm 2007. Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công chức; Bằng 10% mức lương cấp hàm + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Công thức được xác định: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh = Hệ số lương cấp hàm + với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng x Mức lương cơ sở x 10%.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Kiêm nhiệm là gì ?

Kiêm nhiệm hay là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ; công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan; đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội; ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Người được phân công kiêm nhiệm chức vụ; kiêm nhiệm công việc sẽ được trả thêm một khoản phụ cấp kiêm nhiệm.

Phụ cấp kiêm nhiệm là gì?

Phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ hai hay nhiều chức vụ lãnh đạo cùng một lúc nhưng lại mới chỉ được hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.