Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài bao lâu?

03/10/2023
Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài bao lâu?
544
Views

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những nghĩa vụ của những cá nhân có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế. Theo quy định pháp luật, trường hợp không thể tự mình quyết toán thuế TNCN thì có thể ủy quyền cho người khác quyết toán. Tuy nhiên, để được ủy quyền quyết toán thuế TNCN thì phải thuộc những trường hợp pháp luật cho phép ủy quyền. Vậy người nước ngoài có được ủy quyền cho người khác quyết toán thuế TNCN tại Việt Nam không? Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài là khi nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 92/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Điều kiện xác định cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam là gì?

Theo quy định pháp luật, người lao động Việt Nam có thể đi làm việc ở nước ngoài và ngược lại, người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam. Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính tương tự như người lao động trong nước. Tuy nhiên, cần phải xác định cá nhân cư trú nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nào. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
  • Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú; Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài trước khi về nước

Quyết toán thuế TNCN là một trong những nghĩa vụ quan trọng của người nước ngoài khi về nước. Pháp luật quy định cá nhân cư trú là người nước ngoài phải quyết toán thuế TNCN trước khi về nước. Trường hợp người nước ngoài không thể tự mình quyết toán thì có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyết toán.

Khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam về nước cần nắm vững quy định tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015:

“Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh”

Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định nếu tổ chức, cá nhân đó cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.”

Như vậy, người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam về nước cần có trách nhiệm quyết toán hoặc ủy quyền quyết toán thuế TNCN, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xuất cảnh.

Người nước ngoài thỏa mãn một trong các điều kiện sau thì được xem là cá nhân cư trú:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc có mặt liên tục 12 tháng tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm các trường hợp có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê tại Việt Nam. Trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi tại Việt Nam cũng được xem là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn 90 ngày trở lên trong năm tính thuế vẫn được xem là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Vậy người nước ngoài nào là cá nhân không cư trú tại Việt Nam? Nếu người nước ngoài không đáp ứng điều kiện nào nêu trên thì được xét vào cá nhân không cư trú tại Việt Nam.

Khi xác định thời điểm quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài cần lưu ý:

  • Năm tính thuế được xác định là năm dương lịch, việc quyết toán thuế sẽ được thực hiện vào cuối năm.
  • Đối với năm đầu tiên cư trú tại Việt Nam, nếu cá nhân người lao động nước ngoài cư trú từ 183 ngày trở lên thì phải quyết toán cho toàn bộ năm dương lịch.
  • Đối với năm đầu tiên cư trú tại Việt Nam, nếu cá nhân người lao động nước ngoài cư trú không quá 183 ngày thì năm tính thuế đầu tiên là 12 tháng liên tục.
  • Trong những năm tiếp theo, nếu cá nhân trở thành đối tượng cư trú thì năm tính thuế tiếp theo là năm dương lịch.
  • Cá nhân rời Việt Nam trong năm thì năm tính thuế cuối cùng sẽ được tính tới tháng mà cá nhân người lao động nước ngoài rời khỏi Việt Nam.

Công thức tính quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước

Đối với người nước ngoài là cá nhân không cư trú: 

Theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công x 20%.

Đối với cá nhân không cư trú:

Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

Công thức:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%.

Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài
Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Ngoài quy định về thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài trước khi về nước thì pháp luật có quy định thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài khi vẫn còn đang làm việc tại Việt Nam mà chưa về nước. Bên cạnh đó, pháp luật về thuế còn có những quy định cụ thể về hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN.

Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế năm 2019, thời hạn quyết toán thuế đối với người nước ngoài như sau:

  • Đối với tổ chức chi trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là vào ngày cuối của năm tài chính hoặc năm dương lịch.
  • Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày kết thúc năm dương lịch.

Mỗi trường hợp sau sẽ có hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN khác nhau:

  • Với người nước ngoài nhận thu nhập từ nước ngoài hay tổ chức quốc tế:
  • Cần có bằng chứng chứng minh xác nhận về khoản tiền đã trả;
  • Thư xác nhận thu nhập theo mẫu quy định số 20/TXN-TNCN được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
  • Với người nước ngoài chịu thuế phát sinh ngoài lãnh thổ nước Việt Nam: cần nộp thêm giấy tờ khác có liên quan được yêu cầu trong hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN.

Nếu như cơ quan thuế ở nước ngoài không cấp giấy xác nhận về số thuế đã nộp thì cá nhân người nước ngoài đó phải chụp lại hình ảnh của giấy chứng nhận đã khấu trừ thuế, hoặc có thể thay bằng bản chụp chứng từ ngân hàng thể hiện rõ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Đồng thời, cá nhân người nước ngoài đó phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính chính xác, chân thực của các bản chụp trên.

Khuyến nghị

LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thời hạn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các đối tượng phải nộp quyết toán thuế TNCN bao gồm những ai?

Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636 hướng dẫn quyết toán thuế TNCN những đối tượng sau phải quyết toán thuế TNCN:
– Tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công: thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không.
– Đối với việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN: người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện quyết toán thuế. Trường hợp này áp dụng cho cả đối tượng có thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng ở nơi khác và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN nếu không có yêu cầu quyết toán với phần thu nhập này.
– Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế gồm các đối tượng: có số thuế phải nộp thuế/nộp thừa đề nghị hoàn/bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ trường hợp: số thuế phải nộp thuế sau khi quyết toán của từng năm dưới 50.000 đồng trở xuống; thuế phải nộp nhỏ hơn thuế đã tạm nộp và không yêu cầu hoàn thuế, bù trừ vào kỳ tiếp theo…
– Có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày (tính trong năm dương lịch đầu tiên) và từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
– Người nước ngoài hết hợp đồng làm việc tại Việt Nam quyết toán thuế trước khi xuất cảnh…

Các đối tượng nào không phải nộp quyết toán thuế TNCN?

Điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN đã quy định một số trường hợp sẽ không phải quyết toán thuế TNCN.
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN. Nghĩa là, trong kỳ tính thuế TNCN không trả lương, tiền công cho người lao động thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Riêng trường hợp có trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì vẫn phải khai quyết toán thuế theo quy định.
Thứ hai, đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế, nếu cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống sẽ không phải quyết toán thuế.
Khi đó, cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN và không phải nộp hồ sơ miễn thuế. Trường hợp kỳ quyết toán từ năm 2019 trở về trước đã quyết toán trước thời điểm 5/12/2020 thì không xử lý hồi tố.
Thứ ba, cá nhân có số thuế TNCN phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
Thứ tư, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Thứ năm, cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động, hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua, hoặc đóng góp cho người lao động, thì người lao động không phải quyết toán đối với phần thu nhập này.
Trường hợp người nộp thuế chậm quyết toán thuế TNCN, căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy theo thời gian chậm quyết toán mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng.
Ngoài nộp phạt, nếu chậm nộp thì còn phải nộp khoản tiền chậm nộp. Cụ thể: tiền chậm nộp tiền phạt tính theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt nộp chậm.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc người nộp thuế kê khai để xác định số tiền thuế phải nộp của năm liền trước, từ đó xác định số tiền thuế còn thiếu hoặc nộp thừa để làm căn cứ hoàn thuế.
Khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích về việc khai quyết toán thuế như sau:
10. Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc người nộp thuế thực hiện các công việc sau đây liên quan đến thuế thu nhập cá nhân: Xác định số thuế phải nộp của năm trước đó, năm tính thuế, xác định thuế còn thiếu, nộp thừa để làm căn cứ tính thuế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.